Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để trục lợi sẽ bị phạt bao nhiêu?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
28/04/2024 13:00 PM

Tôi muốn hỏi nếu cá nhân có hành vi lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để trục lợi thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? – Mai Dung (Tây Ninh)

Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để trục lợi sẽ bị phạt bao nhiêu?

Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để trục lợi sẽ bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để trục lợi sẽ bị phạt bao nhiêu?

Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để trục lợi là một trong 7 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình.

Theo đó, cá nhân có hành vi vi phạm này sẽ chịu mức phạt tiền theo khoản 1, 2 Điều 65 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;

- Yêu cầu thanh toán chi phí sinh hoạt của nạn nhân ở địa chỉ tin cậy tại cộng đồng;

- Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân bạo lực gia đình để yêu cầu họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để hoạt động trục lợi;

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Lưu ý: Các mức phạt nêu trên sẽ áp dụng cho cá nhân cho hành vi vi phạm. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi thuộc các trường hợp nêu trên sẽ còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và bắt buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi:

+ Thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để hoạt động trục lợi;

+ Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi “Đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình”.

(Khoản 2 Điều 4 và Điều 65 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Việc phòng, chống bạo lực gia đình phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.

- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.

- Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.

- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.

- Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

(Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 324

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]