Cụ thể, tại Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT bổ sung thêm đối tượng rừng tự nhiên có thể tiến hành cải tạo là rừng lá rộng rụng lá (rừng Khộp) không có khả năng phục hồi thành rừng có giá trị kinh tế, có các chỉ số:
- Cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ, độ tàn che vào giữa mùa mưa dưới 0,3;
- Số lượng cây thân gỗ mục đích, chất lượng tốt dưới 50 cây/ha;
- Trữ lượng cây có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 30m3/ha;
- Số lượng cây thân gỗ tái sinh mục đích, chất lượng tốt có chiều cao trên 01 m dưới 700 cây/ha. Mật độ cây thân gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố không đều trên toàn diện tích.
Ngoài ra, đối tượng rừng tự nhiên có thể tiến hành cải tạo còn bao gồm:
- Rừng cây gỗ lá rộng thường xanh và rừng thường xanh nửa rụng lá có cấu trúc tầng tán rừng đã bị phá vỡ, độ tàn che dưới 0,3 và không có khả năng phát triển thành rừng có giá trị kinh tế,...
- Rừng lá kim: số cây có đường kính trung bình tại vị trí 1,3 m từ 06 cm trở lên dưới 80 cây/ha, phân bố không đều trên diện tích; độ tàn che của rừng dưới 0,3;...
Xem thêm tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT .
Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.