1. Định mức hành lý được miễn thuế của người nhập cảnhĐịnh mức hành lý được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của người nhập cảnh được quy định tại Điều 3 Quyết định
31/2015/QĐ-TTg như sau:
- Rượu từ 22 độ trở lên: 1,5 lít.
- Rượu dưới 22 độ: 2,0 lít.
- Đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.
Đối với rượu, nếu mang nguyên chai mà có dung tích vượt mức quy định nêu trên không quá 1 lít thì được miễn thuế cả chai, nếu vượt quá 1 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định.
- Thuốc lá điếu: 200 điếu.
- Xì gà: 100 điếu.
- Thuốc lá sợi: 500 gam.
Đối với thuốc lá điếu, xì gà người nhập cảnh chỉ được mang theo đúng định mức miễn thuế; nếu mang vượt định mức thì phần vượt phải tạm gửi tại kho Hải quan cửa khẩu.
- Đồ dùng cá nhân: số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi.
- Các vật phẩm khác (không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện): Tổng giá trị không quá 10.000.000 đồng.
2. Cấp và sử dụng Giấy phép lái xe quốc tế Thông tư
29/2015/TT-BGTVT quy định đối tượng được cấp Giấy phép lái xe quốc tế (IDP), thời hạn IDP và hạng xe được phép điều khiển của IDP như sau:
- Đối tượng được cấp IDP là người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET còn giá trị sử dụng.
- IDP có thời hạn không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.
- Hạng xe được điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thời gian làm thêm giờ trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khíThông tư
24/2015/TT-BCT quy định thời gian làm thêm giờ đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển như sau:
- Thời gian làm việc ngoài ca làm việc hoặc ngoài phiên làm việc được tính là thời gian làm thêm giờ.
- Tổng số giờ làm việc và giờ làm thêm của người lao động không quá 14 giờ/ngày.
- Số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 50 giờ/phiên làm việc và trong mọi trường hợp không vượt quá 300 giờ/năm.
- Trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ trong bất kỳ ngày nào mà không bị tính vào giới hạn số giờ làm thêm trong ngày và số ngày làm việc trong phiên.
4. Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địaTổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thực hiện công bố công khai giá theo quy định tại Điều 12 Thông tư
36/2015/TT-BGTVT như sau:
- Công bố công khai giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không cho người sử dụng trước khi cung ứng dịch vụ hoặc trước khi ký hợp đồng cung ứng dịch vụ.
- Thông báo công khai và gửi văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chính sách giá ưu đãi thuộc thẩm quyền của đơn vị.
5. Thủ tục cấp giấy phép lao động cho chuyên gia KHCNTheo Thông tư
24/2015/TT-BLĐTBXH về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) thì Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của cơ quan, tổ chức.
- Văn bản chấp thuận việc sử dụng chuyên gia KHCN hoặc văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chuyên gia KHCN.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị.
- 02 ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu), ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo đề nghị của cơ quan, tổ chức và phù hợp với văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chuyên gia KHCN nhưng không quá 2 năm.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận Đăng kiểm viênTheo Thông tư
40/2015/TT-BGTVT thì Đăng kiểm viên phương tiện giao thông đường sắt bị thu hồi Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên khi bị xử lý kỷ luật hình thức cảnh cáo trở lên đối với vi phạm sau:
- Vi phạm các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình về kiểm tra phương tiện giao thông đường sắt.
- Có hành vi tiêu cực, sách nhiễu, cố ý gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
7. Trách nhiệm gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóaTheo Thông tư
13/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành ngày 21/7/2015 về hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ thì:
- Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ thuộc mức an ninh A, B, C và D phải gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ ion hóa theo quy định tại mục 1 và mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đối với nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A, B và C, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ bổ sung theo quy định tại mục 2 và mục 3 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Ngoài ra, Thông tư 13 còn bổ sung trách nhiệm của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong việc xây dựng và duy trì hoạt động của Hệ thống giám sát nguồn phóng xạ di động…
(Còn nữa…)