1. Giáo viên tiểu học phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên
Đây là nội dung mới được nêu tại Luật giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020).
Theo đó, giáo viên tiểu học phải bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên mới đạt trình độ chuẩn (Hiện hành chỉ quy định: giáo viên tiểu học có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm).
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Xem thêm điểm mới tại đây.
2. 03 đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
Luật Kiến trúc 2019 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Theo đó, quy định 03 đối tượng sau đây phải có chứng chỉ hành nghề kiến trúc (trừ trường hợp hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam):
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc;
- Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc;
- Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Xem thêm điểm mới tại đây.
3. Luật hóa quy định về hóa đơn điện tử
Luật quản lý thuế 2019 đã dành 01 chương để quy định về hóa đơn điện tử (trước đó được quy định tại các Nghị định, Thông tư).
Cụ thể, nội dung hóa đơn điện tử được quy định tại Chương X, gồm 06 điều:
- Điều 89. Hóa đơn điện tử;
- Điều 90. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
- Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- Điều 92. Dịch vụ về hóa đơn điện tử
- Điều 93. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử
- Điều 94. Chứng từ điện tử
Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020; riêng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022.
Xem thêm điểm mới tại đây.
4. 06 nhóm đối tượng đầu tư công theo Luật đầu tư công 2019
Luật đầu tư công 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định 6 nhóm đối tượng đầu tư công bao gồm:
(1) Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
(2) Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
(3) Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
(4) Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
(5) Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
(6) Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm điểm mới tại đây.
Còn nữa….