Trong lĩnh vực Bất động sảnTừ ngày 01/06, theo Thông tư
11/2013/TT-NHNN, cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại với diện tích nhỏ; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội sẽ được hỗ trợ vay vốn với lãi suất cho vay tối đa là 6%/năm, thời gian cho vay tối thiểu là 10 năm đối với cá nhân, tối đa là 5 năm đối với doanh nghiệp.
Ngoài các điều kiện cho vay tại Thông tư 11, đối tượng và điều kiện hưởng chính sách trên được quy định cụ thể tại Thông tư
07/2013/TT-BXD, cũng có hiệu lực từ ngày 01/06.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thu nhập thấp sẽ được hỗ trợ vay vốn để mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại nếu:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội;
- Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi có dự án nhà ở; đối với trường hợp tạm trú thì phải có đóng BHXH từ 1 năm trở lên;
Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội sẽ được hưởng lãi suất vay ưu đãi 6% nếu đáp ứng các điều kiện:
- Có dự án đầu tư được đã được phê duyệt;
- Có văn bản chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Đã có đất sạch và giấy phép xây dựng (trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng).
Trong lĩnh vực Doanh nghiệp:Theo Nghị định
30/2013/NĐ-CP, từ ngày 01/06, yêu cầu về vốn pháp định đối với kinh doanh hàng không sẽ tăng lên: với hãng hàng không khai thác đến 10 tàu bay và chỉ có tuyến nội địa, vốn pháp định yêu cầu là 300 tỷ đồng; nếu hãng có tuyến vận chuyển hàng không quốc tế thì vốn pháp định yêu cấu là 700 tỷ đồng (tăng 100 – 200 tỷ so với trước đây).
Hãng hàng không khai thác từ 11 đến 30 tàu bay, vốn pháp định tương ứng là 600 và 1.000 tỷ, tăng 200 tỷ; hãng khai thác trên 30 tàu bay, mức vốn pháp định là 700 và 1.300 tỷ, tăng từ 200 - 300 tỷ.
Điều kiện, thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và quy trình thẩm định cũng được quy định cụ thể hơn trong Nghị định 30 này.
Cũng từ ngày 01/06, Lệ phí cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài thương mại sẽ là 03 triệu đồng/lần, tăng gấp 6 lần so với quy định cũ - 500.000 đồng. Các lệ phí khác đối với Trung tâm trọng tài cũng tăng nhiều so với trước: Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập tăng từ 100.000 đồng lên 01 triệu đồng, Cấp Giấy đăng ký hoạt động tăng từ 200.000 đồng lên 1,5 triệu đồng...
Các mức lệ phí này được quy định tại Thông tư
42/2013/TT-BTC, Thông tư cũng có quy định thêm các mức lệ phí đối với Chi nhánh của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực Lao động – Tiền luơngTừ đầu tháng 6, sẽ áp dụng chế độ phụ cấp đặc thù ngành cơ yếu với 3 mức: 10%, 15% và 25% mức lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Đối tượng và mức hưởng cụ thể được hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm Nghị định
32/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, người làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ ưu tiên về nhà đất, được bảo đảm nhà ở, đăng ký hộ khẩu theo quy định như đối với quân nhân; Trong trường hợp xếp lương lần đầu với người được tuyển dụng chưa có thời gian đóng BHXH bắt buộc, sẽ ưu tiên xếp lương bậc 2 nếu có học vị Thạc sĩ, bậc 3 nếu có học vị Tiến sĩ, học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư.
Cũng bắt đầu từ tháng 6 năm nay, hàng tháng Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã sẽ được hưởng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm, tăng 10% so với trước đây; Sau 5 năm xếp bậc 1, nếu Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh trên. Nội dung này được quy định tại Nghị định
29/2013/NĐ-CP. Trong lĩnh vực Văn hóa - xã hộiTrong tháng 6 này sẽ có sự thay đổi về chính sách với Người có công với cách mạng, cụ thể, mức trợ cấp cho thân nhân liệt sĩ: thân nhân của một liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn, thân nhân hai liệt sĩ được hưởng gấp 2 lần mức chuẩn, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên được hưởng gấp 3 lần mức chuẩn; Mức chuẩn do Chính phủ quy định căn cứ trên mức chỉ tiêu bình quân toàn xã hội.
Ngoài ra, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con của người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn. Đây là nội dung mới được quy định tại Nghị định
31/2013/NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh Người có công.
Trong lĩnh vực Thuế - Phí – Lệ phíTheo Thông tư
35/2013/TT-BTC, từ ngày 01/06, Tổ chức cung cấp dịch vụ thuế điện tử (T-VAN) có trách nhiệm chuyển hồ sơ thuế điện tử đến cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế chậm nhất là 2h/1lần kể từ khi nhận được hồ sơ thuế điện tử của người nộp thuế; Đồng thời, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm về việc hồ sơ khai thuế của người nộp thuế đến cơ quan thuế không đúng thời hạn theo quy định trong trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn.
Cũng từ ngày này, 17 loại phí, lệ phí mới trong lĩnh vực chăn nuôi sẽ chính thức được áp dụng, trong đó có một số loại phí, lệ phí đáng chú ý như: Phí kiểm tra, đánh giá chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi xuất, nhập khẩu: được tính bằng 0,095% giá trị lô hàng (nhưng tối thiểu là 285.000 đồng, tối đa không quá 9.500.000 đồng); Lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu các chế phẩm phục vụ chăn nuôi: 120.000 đồng/lần/1 sản phẩm…
Các mức phí, lệ phí cụ thể được ban hành trong Thông tư
37/2013/TT-BTC; Lệ phí cơ quan thu đuợc phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước, nhưng được giữ lại 85% tiền phí để trang trải chi phí.
Trong lĩnh vực Y tếSẽ chính thức áp dụng 4 QCVN về sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ từ ngày 01/06 theo quy định tại Thông tư
20,
21,
22,
23 của Bộ Y tế năm 2012:
QCVN 11-1:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 12 tháng tuổi;
QCVN 11-2:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi;
QCVN 11-3:2012/BYT về công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi;
QCVN 11-4:2012/BYT về sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.