Nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiệnKể từ ngày 01/11, các phương tiện lưu thông đường bộ sẽ phải nộp phí sử dụng theo đầu phương tiện theo quy định tại Thông tư
133/2014/TT-BTC .
Theo đó, chủ phương tiện xe ô tô nộp Phí theo năm, tháng hoặc theo chu kỳ đăng kiểm của xe. Cơ quan đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian nộp phí.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và đơn vị có liên quan là cơ quan thu phí đối với xe mô tô và tính theo thời điểm đăng ký xe để xác định mức thu phí.
Chi tiết mức thu đối với các loại phương tiện được quy định tại phụ lục 01 của Thông tư.
Nhiều thay đổi về hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hộiTừ ngày 01/11, Hồ sơ tham gia BHXH của các doanh nghiệp sẽ có nhiều thay đổi theo hướng giảm tải theo quy định tại
1018/QĐ-BHXH .
Theo đó:
- Bỏ mẫu D01-TS, D01b-TS tại các thủ tục có yêu cầu như báo giảm lao động, ngừng đóng, tạm ngừng đóng BHXH…
- Bỏ danh sách người lao động tham gia BHXH có yêu cầu như thủ tục tham gia lần đầu, báo tăng, báo giảm lao động…
- Thay “tờ khai tham gia BHXH, BHYT”, “tờ khai tham gia BHXH tự nguyện”, “tờ khai tham gia BHXH” bằng “tờ khai tham gia BHXH, BHYT” mới và “tờ khai thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT”.
- Định nghĩa cụ thể như thế nào là bản chụp và quy định cụ thể việc hồ sơ hưởng BHXH không yêu cầu bắt buộc phải nộp các chứng từ có công chứng.
Liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, một số quy định nổi bật sẽ có hiệu lực như:
Chính sách tuyển dụng người dân tộc thiểu số vào cơ quan nhà nướcTừ ngày 01/11, TTLT
02/2014/TTLT-BNV-UBDT chính thức có hiệu lực, hướng dẫn về công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số.
Theo đó, trong tổng biên chế cán bộ công chức, viên chức của Ủy Ban Dân Tộc (UBDT) sẽ phải có ít nhất 40% vị trí dành cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số.
Tùy thuộc vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chỉ tiêu biên chế phù hợp. Đặc biệt, ở vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ, viên chức lãnh đạo là người đân tộc thiểu số.
Người dân tộc thiểu số được cử đi học Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng nghề, Trung cấp theo chế độ cử tuyển được tuyển dụng không qua thi công chức.
Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Công anNgày 10/11, Chế độ thi đua khen thưởng đối với CAND, CA xã, bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được quy định bởi Thông tư
40/2014/TT-BCA chính thức có hiệu lực, thay thế cho Thông tư
23/2011/TT-BCA .
Thông tư quy định một số điểm mới như sau:
- Chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong CAND nhập ngũ đợt 1 của năm cũng được xét tặng danh hiệu thi đua.
- Một số tiêu chuẩn để xét chọn đối tượng đạt các danh hiệu như: chiến sĩ thi đua cơ sở”, “chiến sĩ thi đua toàn lực lượng công an”, “chiến sĩ thi đua toàn quốc” được thay đổi và quy định cụ thể hơn.
- Học viên các trường CAND được xem xét khen thưởng.
Chế độ luân phiên công tác ngành Y tếBộ Y tế đã ban hành Thông tư
18/2014/TT-BYT hướng dẫn chế độ luân phiên công tác đối với bác sỹ, điều dưỡng viên.
Trong Thông tư quy định một số nội dung như:
- Việc luân chuyển công tác phải bảo đảm đúng lĩnh vực chuyên môn, số lượng, chất lượng của người hành nghề đi luân phiên.
- Tổng thời gian đi luân phiên có thời hạn tối thiểu là 132 ngày làm việc, tối đa là 264 ngày.
- Ngoài tiền lương, phụ cấp được hưởng, người hàng nghề luân phiên công tác được hưởng trợ cấp đặc thù hằng tháng bằng 50% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên.
Thông tư chính thức có hiệu lực vào ngày 10/11/2014.
Nâng cao chất lượng Thanh tra viên giáo dụcBộ GDĐT ban hành Thông tư
32/2014/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra giáo dục, góp phần kiện toàn đội ngũ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
Theo đó, Chương trình này bao gồm 75 tiết, trong đó có 34 tiết lý thuyết, 21 tiết thực hành và 20 tiết làm tiểu luận, tìm hiểu thực tế nhằm nắm vững quy định pháp luật, nâng cao các kỹ năng thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
Các CTV thanh tra giáo dục sẽ được bồi dưỡng tập trung một đợt và phải đảm bảo thời lượng và nội dung chương trình bồi dưỡng, có tiểu luận và tìm hiểu thực tế được đánh giá đạt yêu cầu và tham gia 80% buổi học, mới được cấp chứng chỉ.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/11/2014.
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo Giao thông đường bộKể từ ngày 01/11, việc tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của Bộ GTVT theo Thông tư
39/2014/TT-BGTVT chính thức được thực thi.
Theo đó, Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ GTVT có trách nhiệm tiếp công dân ít nhất 1 ngày/ tháng, chưa kể các trường hợp đột xuất khác.
Các trường hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo kiến nghị không được xử lý:
- Trên đơn gửi cho nhiều cơ quan, nhiều người và đã có tên của cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
- Đơn không có chữ ký, không ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; không ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại…
Trong 10 ngày quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải được công khai.
Thu hút nhân lực hoạt động KHCN từ nước ngoàiNgười VN ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài có sáng chế, công trình nghiên cứu Khoa học công nghệ xuất sắc sẽ được hưởng một số ưu đãi tại Việt Nam theo quy định của Nghị định
87/2014/NĐ-CP .
Một số chính sách đáng chú ý như:
- Được cấp thị thực nhiều lần hoặc Thẻ tạm trú với thời hạn tối đa, xem xét cấp Thẻ thường trú;
- Rút gọn thủ tục Cấp phép lao động;
- Hỗ trợ chỗ ở trong thời gian hoạt động tại VN; bố trí phương tiện đi lại nếu chủ trì nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia đặc biệt quan trọng;
- Ưu đãi tối đa về thuế, chuyển thu nhập hợp pháp ra nước ngoài, hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo KHCN;
Các quy định này sẽ có hiệu lực vào 10/11/2014.