1. Từ 01/01/2016, chuẩn mực Việt Nam 2400 và 2410 có hiệu lựcĐó là nội dung tại Thông tư
65/2015/TT-BTC ban hành 02 chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ soát xét. Cụ thể:
- Chuẩn mực số 2400 - Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ.
- Chuẩn mực số 2410 - Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện.
Các chuẩn mực này thay thế chuẩn mực số 910 về công tác soát xét báo cáo tài chính ban hành kèm theo Quyết định
195/2003/QĐ-BTC .
Đối với các hợp đồng dịch vụ soát xét báo cáo tài chính và thông tin tài chính được thực hiện trước 01/01/2016 mà đến ngày này trở đi mới phát hành báo cáo soát xét thì phải áp dụng chuẩn mực mới 2400 và 2410 này.
2. Khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảoTừ 01/01/2016, Thông tư
69/2015/TT-BTC ban hành khuôn khổ Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, khuôn khổ này áp dụng cho các đối tượng sau:
- Doanh nghiệp kiểm toán.
- Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
- Kiểm toán viên hành nghề.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ đảm bảo.
3. Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ caoTừ ngày 01/8/2015, để được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao thì doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Thỏa tiêu chí tại Điểm a và b Điều 75 của Luật đầu tư 2014.
- Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% tổng doanh thu thuần hàng năm.
- Tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%.
Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.
- Số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5%.
Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2,5% nhưng không thấp hơn 15 người.
Nội dung trên được đề cập tại Quyết định
19/2015/QĐ-TTg .
4. Tăng mức trợ cấp với quân nhân đã phục viên, xuất ngũMức trợ cấp hàng tháng với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ được điều chỉnh tăng từ 01/01/2015, cụ thể như sau:
- Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm công tác: 1.385.000 đồng/tháng.
- Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm công tác: 1.455.000 đồng/tháng.
- Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm công tác: 1.524.000 đồng/tháng.
- Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm công tác: 1.593.000 đồng/tháng.
- Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm công tác: 1.662.000 đồng/tháng.
Việc tăng mức trợ cấp này được quy định tại Thông tư liên tịch
40/2015/TTLT-BQP-BTC và có hiệu lực từ ngày 15/7/2015.
5. Thêm loại xe người nước ngoài được phép đưa vào Việt Nam du lịchĐây là nội dung tại Nghị định
57/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
152/2013/NĐ-CP về quản lý phương tiện cơ giới đường bộ của người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch.
Theo đó, ngoài xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ ngồi trở xuống và xe mô tô thì người nước ngoài được phép đưa xe ô tô nhà ở lưu động có tay lái ở bên trái vào Việt Nam du lịch.
Nghị định 57 có hiệu lực từ ngày 01/8/2015.
6. Bổ sung nhiều mức phạt khi sử dụng lãng phí tài sản côngNhằm siết chặt quản lý về việc sử dụng tài sản công, vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định
58/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
192/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong việc sử dụng tài sản công.
Theo đó, bổ sung một số quy định xử phạt mới như:
- Gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng.
- Cản trở trái phép việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế bị phạt tiền từ 1 – 5 triệu đồng.
- Khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.
Nghị định 58 có hiệu lực từ ngày 01/8/2015.
7. Hướng dẫn cấp Giấy phép nhập khẩu tự động với sản phẩm thépĐể được cấp Giấy phép nhập khẩu tự động với mặt hàng thép, thương nhân cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản (theo mẫu).
- Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
- Hóa đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
- Tín dụng thư hoặc chứng từ thanh toán hoặc Giấy xác nhận thanh toán qua ngân hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
- Vận tải đơn hay chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ hoặc từ khu phi thuế quan, thương nhân không phải nộp vận tải đơn hay chứng từ vận tải nhưng phải nộp báo cáo tình hình nhập khẩu của đơn đăng ký nhập khẩu đã được xác nhận lần trước theo mẫu.
Nội dung này được quy định tại Thông tư
12/2015/TT-BCT và có hiệu lực từ ngày 26/7/2015.