1. Nghị định 115/2015/NĐ-CP: Tiền lương tháng đóng BHXHTừ ngày 01/01/2016, Nghị định
115/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Theo đó:
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật BHXH được quy định như sau:
+ Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
+ Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
+ Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
- Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
2. Nghị định 108/2015/NĐ-CP: Thay đổi cách tính thuế TTĐB ô tô dưới 24 chỗĐó là quy định tại Nghị định
108/2015/NĐ-CP hướng dẫn về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Cụ thể, căn cứ tính thuế TTĐB ô tô dưới 24 chỗ được quy định như sau:
- Đối với cơ sở nhập khẩu (CSNK): là giá bán của CSNK nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe NK.
Giá vốn xe NK gồm: Giá tính thuế NK + thuế NK (nếu có) + thuế TTĐB tại khâu NK.
Nếu giá bán của CSNK thấp hơn 105% giá vốn xe NK thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định.
- Đối với cơ sở sản xuất (CSSX), lắp ráp: là giá bán của CSSX nhưng không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại (KDTM) bán ra.
Giá bán bình quân của các cơ sở KDTM để so sánh là giá bán chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở KDTM lắp đặt thêm theo yêu cầu khách hàng.
Nếu giá bán của CSSX, lắp ráp thấp hơn 7% so với giá bán bình quân của cơ sở KDTM bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định.
Nghị định
108/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định
26/2009/NĐ-CP ,
113/2011/NĐ-CP .
3. Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Quy định mới về giấy khai sinhNghị định
123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014. Theo đó, Giấy khai sinh (GKS) sẽ có giá trị pháp lý như sau:
- Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
- Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với GKS của người đó.
- Nếu nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong GKS của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong GKS.
Ngoài ra, Nghị định
123/2015/NĐ-CP còn hướng dẫn về đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ.
Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Nghị định
123/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 và bãi bỏ Nghị định
77/2001/NĐ-CP ,
158/2005/NĐ-CP .
4. Nghị định 122/2015/NĐ-CP: Mức lương tối thiểu vùng năm 2016Theo quy định tại Nghị định
122/2015/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp kể từ ngày 01/01/2016 như sau:
- Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015).
- Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với năm 2015).
- Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với năm 2015).
- Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với năm 2015).
Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Nghị định
122/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định
103/2014/NĐ-CP .
5. Nghị định 111/2015/NĐ-CP: Phát triển công nghiệp hỗ trợTheo Nghị định
111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ Chính sách ưu đãi chung đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển gồm:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
-Thuế nhập khẩu.
- Tín dụng:
- Thuế giá trị gia tăng:
- Bảo vệ môi trường.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 và bãi bỏ Quyết định
12/2011/QĐ-TTg, 1483/QĐ-TTg năm 2011.
6. Nghị định 117/2015/NĐ-CP: Sử dụng hệ thống thông tin về nhà ởNghị định
117/2015/NĐ-CP quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Theo đó, các hành vi bị cấm bao gồm:
- Cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ, không đúng thời hạn theo quy định tại Nghị định này.
- Làm sai lệch, hư hỏng, thất thoát thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
- Chiếm giữ, tiêu hủy trái phép, làm hư hại thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
- Khai thác, sử dụng thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trái với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
- Cản trở việc khai thác, sử dụng thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi vi phạm các quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nghị định
117/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
7. Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2016).8. Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016).9. Nghị định 109/2015/NĐ-CP về hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016).