1. Điều kiện hưởng lương hưu lưu khi tham gia BHXH tự nguyệnNghị định
134/2015/NĐ-CP quy định người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp ii.
(ii) Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH.
(iii) Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã tham gia BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà bảo lưu thời gian đã đóng BHXH và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.
Nghị định
134/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
Nghị định
190/2007/NĐ-CP và Nghị định
134/2008/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định
134/2015/NĐ-CP có hiệu lực.
2. Cấp số định danh cá nhân làm thẻ căn cước khi đăng ký khai sinhTheo Nghị định
137/2015/NĐ-CP , trường hợp Cơ sở dữ liệu (CSDL) hộ tịch điện tử đã được kết nối với CSDL quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý CSDL hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho CSDL quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:
- Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
- Ngày, tháng, năm sinh.
- Giới tính.
- Nơi đăng ký khai sinh.
- Quê quán.
- Dân tộc.
- Quốc tịch.
- Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Thủ trưởng cơ quan quản lý CSDL quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
Nghị định
137/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/2/2016 và thay thế Nghị định
90/2010/NĐ-CP .
3. Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp Ngày 05/01/2016, Chính phủ vừa ban hành Nghị định
03/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ.
Theo đó, doanh nghiệp tổ chức tự vệ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương các cấp.
- Đã hoạt động từ đủ 12 tháng trở lên.
- Có số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên và hợp đồng lao động không thời hạn: Trong độ tuổi, đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ để tổ chức từ 01 tiểu đội tự vệ trở lên.
- Phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch tổ chức lực lượng dân quân tự vệ của địa phương.
Nghị định
03/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/02/2016 và thay thế Nghị định
58/2010/NĐ-CP .
4. Quy định mới về khấu hao tài sản cố địnhTheo Nghị định
04/2016/NĐ-CP, việc Khấu hao tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính thực hiện như sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp hoặc thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình quy định tại Điều 10 Nghị định số
16/2015/NĐ-CP .
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính còn lại phải trích khấu hao đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
- Phạm vi tài sản cố định thực hiện trích khấu hao bao gồm:
+ Tài sản cố định được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết.
+ Tài sản cố định vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
Nghị định
04/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/02/2016.
5. Quy định về mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoàiNgày 31/12/2015, Chính phủ ban hành Nghị định
135/2015/NĐ-CP Quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Theo đó, quy định rõ về:
- Mở tài khoản ngoại tệ để tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
- Mở tài khoản ngoại tệ để nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
- Mở tài khoản ngoại tệ tại nước ngoài.
Nghị định
135/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
6. Hướng dẫn thời gian thẩm định dự án đầu tư côngNghị định
136/2015/NĐ-CP quy định về thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công như sau:
- Đối với chương trình, dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ là:
+ Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 40 ngày.
+ Chương trình mục tiêu: Không quá 30 ngày.
+ Dự án nhóm A: không quá 40 ngày.
+ Dự án nhóm B: không quá 30 ngày.
+ Dự án nhóm C: không quá 20 ngày.
Quy định này chỉ áp dụng đối với khâu thẩm định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.
Thời gian thẩm định nội bộ ở các Bộ, ngành trung ương và địa phương do Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.
- Đối với dự án có cấu phần xây dựng, thời gian thẩm định được quy định của pháp luật về xây dựng.
Nghị định
136/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2016.
7. Thủ tục lựa chọn tư vấn thẩm tra dự án quan trọng quốc giaNgày 25/12/2015, Chính phủ ban hành Nghị định
131/2015/NĐ-CP hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia.
Theo đó, trong vòng 15 ngày, kể từ ngày giao thầu, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành phải hoàn tất thủ tục chỉ định thầu, bao gồm:
- Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu tư vấn, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
- Tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
- Trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước phê duyệt kết quả chỉ định tư vấn thẩm tra dự án.
- Chuẩn bị ký kết hợp đồng với tư vấn được chỉ định. Hợp đồng được ký giữa ba bên, gồm đại diện của Hội đồng thẩm định nhà nước, chủ đầu tư (hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án) và tư vấn được lựa chọn.
- Công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Nghị định
131/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2016 và bãi bỏ Nghị định
03/2013/NĐ-CP .