1. Hướng dẫn về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động
Theo Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì:
Người sử dụng lao động (NSDLĐ) hằng tháng đóng 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Riêng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí thì mức đóng bảo hiểm xã hội là 1% trên mức lương cơ sở.
Từ ngày 01/01/2018 Chính phủ sẽ giảm mức đóng nêu trên.
2. NSDLĐ phải đánh giá nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 1 lần/năm
Theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì NSDLĐ phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
- Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc.
- Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ.
- Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.
- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, Điều tra tai nạn lao động.
3. Độ cao của công trình ở gần công trình khí tượng thủy văn
Theo Nghị định 38/2016/NĐ-CP thì trong phạm vi từ 50 đến 100 mét tính từ hàng rào vườn quan trắc khí tượng bề mặt ra các phía được trồng cây hoặc xây dựng công trình nhưng độ cao phải bảo đảm góc giữa đường nối tâm vườn tới điểm cao nhất của cây hoặc công trình và bề mặt vườn không vượt quá mười độ.
Trong phạm vi hành lang kỹ thuật của tháp lắp đặt ra đa thời tiết được trồng cây hoặc xây dựng công trình có độ cao không vượt quá độ cao của tháp.
4. Quy định mới về xác định hiệu lực của văn bản pháp luật
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết (QĐCT) một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
Theo đó, hiệu lực của VBQPPL được xác định như sau:
- Ngày có hiệu lực của VBQPPL phải được quy định ngay trong văn bản.
- Cơ quan chủ trì soạn thảo phải dự kiến cụ thể ngày có hiệu lực trong dự thảo văn bản.
- VBQPPL hết hiệu lực thì văn bản QĐCT thi hành các điều, khoản, điểm được giao QĐCT thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực.
- Trường hợp VBQPPL được QĐCT hết hiệu lực một phần thì các nội dung QĐCT phần hết hiệu lực sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được QĐCT.
- Trường hợp một văn bản QĐCT nhiều VBQPPL, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được QĐCT hết hiệu lực thì nội dung của văn bản QĐCT thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được QĐCT hết hiệu lực.
- Trường hợp không xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản QĐCT thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.
5. Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y 2015
6. Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẩn Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
7. Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa