Cụ thể, việc niêm phong vật chứng được thực hiện theo trình tự sau:
- Kiểm tra vật chứng cần niêm phong để mô tả cụ thể, đầy đủ, chính xác thực trạng của vật chứng vào biên bản niêm phong vật chứng;
- Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng cần niêm phong;
- Những người tổ chức thực hiện niêm phong, tham gia niêm phong vật chứng ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ vào giấy niêm phong;
- Đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng hoặc của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng vào giấy niêm phong;
- Dán giấy niêm phong;
- Kiểm tra niêm phong của vật chứng.
Ngoài ra, về nguyên tắc, chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Đồng thời, vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong; trừ một số trường hợp, như vật chứng là động vật, thực vật sống…
Xem thêm tại Nghị định 127/2017/NĐ-CP (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018).