Theo thủ tục phúc thẩm, đối tượng kháng nghị gồm :
- Đối với vụ án hành chính:
+ Bản án sơ thẩm;
+ Quyết định tạm đình chỉ;
+ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
- Đối với vụ việc kinh doanh thương mại, lao động:
+ Bản án sơ thẩm;
+ Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động;
+ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
- Đối với thủ tục phá sản:
+ Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
+ Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, Hướng dẫn 29/HD-VKSTC (có hiệu lực kể từ ngày ký) còn quy định chi tiết về nội dung, phương pháp phát hiện vi phạm để thực hiện quyền kháng nghị với từng đối tượng nêu trên.
>>> Xem thêm: Ai có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự? Thời hạn kháng nghị theo quy định mới nhất hiện nay là bao lâu?