Theo đó, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô được được thực hiện một hoặc một số hoạt động sau tại điểm giao dịch:
- Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng;
- Tư vấn, hướng dẫn việc thành lập nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn (hiện hành không quy định);
- Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ, hồ sơ vay vốn (hiện hành không quy định);
- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân và thu nợ đối với những hợp đồng tín dụng đã ký giữa chi nhánh hoặc phòng giao dịch với khách hàng;
- Nhận tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện của một khách hàng tài chính vi mô không quá 1.000.000 đồng/ngày (hiện hành không quá 300.000 đồng một lần gửi trên một khách hàng);
- Chi trả tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô (hiện hành không quy định).
Như vậy, nghiệp vụ của điểm giao dịch tổ chức tài chính vi mô đã được mở rộng hơn rất nhiều so với quy định hiện hành.
“Với những quy định mới này sẽ giúp tổ chức tài chính vi mô hoạt động tốt hơn, cũng như thuận lợi hơn cho khách hàng trong giao dịch” – Đây là nhận định của Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phụ trách mạng Cộng Đồng Ngành Luật của LawSoft.
Thông tư 19/2019/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.