Theo đó, có 5 tiêu chí thẩm định tài liệu giáo dục địa phương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn.
Đơn cử như tiêu chí “nội dung tài liệu” bao gồm:
- Nội dung tài liệu đúng và đầy đủ các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị-xã hội, môi trường của địa phương và nội dung khác theo chương trình giáo dục phổ thông.
- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh đảm bảo chính xác, khách quan, nhất quán phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
- Thành tựu khoa học mới liên quan đến giáo dục địa phương được cập nhật, phù hợp mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông.
Tài liệu có tính mở, khuyến khích cách tiếp cận đa dạng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu.
- Nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.
Xem thêm chi tiết tại Thông tư 33/2020/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 01/11/2020).