Theo đó, Quy định này quy định về quan điểm, nguyên tắc luân chuyển cán bộ như sau:
- Công tác luân chuyển cán bộ là một nội dung trong công tác cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp uỷ, tổ chức đảng;
Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu.
- Không tăng thêm chức danh để luân chuyển cán bộ. Trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quyết định. (Quy định mới)
- Giải quyết hài hoà giữa luân chuyển cán bộ để đào tạo với bố trí, sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài.
(Bỏ quy định “Không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển”.)
- Bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông giữa các cấp, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; gắn kết chặt chẽ giữa luân chuyển với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và các nội dung khác trong công tác cán bộ.
Cán bộ luân chuyển phải trong quy hoạch, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển.
- Có cơ chế quản lý, giám sát, đánh giá cán bộ luân chuyển và chính sách, chế độ phù hợp tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Quy định 65-QĐ/TW có hiệu lực từ ngày 28/4/2022 và thay thế Quy định 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017.
>>> Xem thêm: Đối tượng nào sẽ được luân chuyển theo Quy định 65-QĐ/TW về luân chuyển cán bộ? Nguyên tắc khi luân chuyển cán bộ là gì?
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?