1. Nghị định 95/2013/NĐ-CP Lĩnh vực lao động:
NLĐ không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng sai mục đích sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.
Ngoài ra, NLĐ không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động; không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm cũng bị phạt với khung trên.
NSDLĐ giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ; buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng sẽ bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng.
Nếu NSDLĐ ép buộc NLĐ thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn sẽ bị xử phạt 10 – 15 triệu đồng.
Lĩnh vực BHXH
NLĐ bị phạt cảnh cáo hoặc tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng (quy định cũ là 100 – 300 nghìn đồng) nếu thỏa thuận với NSDLĐ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
NSDLĐ chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN sẽ bị phạt từ 12 – 15% tổng số tiền phải đóng nhưng không quá 75 triệu đồng (Quy định cũ là phạt 0.05% tổng số tiền phải đóng/ngày nhưng không quá 30 triệu).
Nâng khung phạt từ 6 – 10 triệu đồng lên 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích của NSDLĐ.
Đưa người Việt Nam lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận sẽ bị phạt từ 150 – 180 triệu đồng (Quy định cũ chỉ là 10 – 15 triệu đồng).
DN nhận thầu, trúng thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài có hành vi đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cũng bị phạt với mức trên.
Nghị định này có hiệu lực từ 10/10/2013 và thay thế Nghị định
47/2010/NĐ-CP, 86/2010/NĐ-CP, 144/2007/NĐ-CP. 2. Nghị định 97/2013/NĐ-CP Giảm khung phạt từ 10 – 15 triệu đồng xuống còn 5 – 10 triệu đồng đối với đại lý bán lẻ xăng dầu khi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không đăng ký kinh doanh xăng dầu.
Khung phạt đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong trường hợp cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường cũng giảm còn 3 – 5 triệu đồng (Quy định cũ 5 – 10 triệu đồng).
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2013 và thay thế Nghị định
145/2006/NĐ-CP, 104/2011/NĐ-CP, 105/2011/NĐ-CP. 3. Nghị định 98/2013/NĐ-CP Hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng (Quy định cũ 2 – 5 triệu đồng).
Khung phạt đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số được nâng lên 40 – 60 triệu đồng (Quy định cũ 30 – 50 triệu đồng).
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2013 và thay thế Nghị định
41/2009/NĐ-CP, 105/2010/NĐ-CP. 4. Nghị định 99/2013/NĐ-CP Giảm khung phạt xuống còn 3 – 5 triệu đồng (Quy định cũ 5 – 10 triệu đồng) đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp.
Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị phạt tối đa 1 triệu đồng (Quy định hiện hành là 5 triệu đồng).
Nghị định này có hiệu lực kể từ 15/10/2013 và thay thế Nghị định
97/2010/NĐ-CP.