- Phát huy tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo trong đào tạo trực tuyến.
- Đào tạo trực tuyến phải bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của chương trình đào tạo đã được ban hành; quy trình, nội dung và chất lượng đào tạo trực tuyến phải liên tục được cải thiện; luôn cập nhật công nghệ tiên tiến, phù hợp nhất để triển khai đào tạo trực tuyến.
- Bảo đảm công bằng trong tiếp cận, tham gia các hoạt động đào tạo trực tuyến, lấy lợi ích của người học làm trung tâm.
- Cơ sở đào tạo có thể tự đầu tư hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho tổ chức triển khai đào tạo trực tuyến; tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thông tin, an toàn thông tin cá nhân, an ninh mạng và sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.
- Bảo đảm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu theo quy định của Thông tư này.
Giám đốc, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xây dựng và ban hành quy chế tổ chức đào tạo trực tuyến nhằm tổ chức, quản lý đào tạo trực tuyến có chất lượng và hiệu quả, trong đó có các quy định về:
- Nội dung đào tạo trực tuyến; phương thức tổ chức dạy, học, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.
- Quản lý, vận hành, khai thác sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến.
- Năng lực chuyên môn, kỹ năng giảng dạy và kỹ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ nhân lực triển khai đào tạo trực tuyến.
- Sở hữu trí tuệ của học liệu, sở hữu dữ liệu, bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân, xác thực danh tính, mã hóa dữ liệu và quản lý quyền truy cập.
- Công nhận tín chỉ trên hệ thống đào tạo trực tuyến của cơ sở đào tạo và các hệ thống đào tạo trực tuyến khác.
- Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người học, người dạy và đánh giá sự hài lòng của người dùng trong quá trình đào tạo trực tuyến.
- Quy trình lưu trữ hồ sơ, giám sát, kiểm tra đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến; quy trình cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến.
- Các quy định có liên quan khác.
Thông tư 30/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 13/02/2024.