- Các phương tiện đo khí tượng thủy văn tự động trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định, hiệu chuẩn; việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn tự động tuân thủ quy định tại Điều 19 Luật Khí tượng thủy văn 2015;
- Phương tiện đo, thiết bị phụ trợ trạm khí tượng thủy văn tự động thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải có đặc tính, thông số kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 29/2023/TT-BTNMT và được duy trì ổn định trong suốt quá trình sử dụng;
- Tháp (cột) quan trắc để lắp đặt các phương tiện đo khí tượng thủy văn tự động phải bảo đảm thẳng đứng, chắc chắn và chịu được mọi cấp gió; việc lắp đặt phương tiện đo phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn và bảo đảm chắc chắn, ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các vật che chắn xung quanh.
- Nội dung kiểm tra:
+ Mốc độ cao, mốc tham chiếu của trạm, độ cao vị trí các phương tiện đo;
+ Công trình lắp đặt phương tiện đo;
+ Hệ thống cấp nguồn điện cho trạm;
+ Hệ thống chống sét;
+ Các bộ cảm biến;
+ Bộ lưu trữ và truyền nhận dữ liệu (Datalogger);
+ Hệ thống truyền thông tin.
- Chế độ kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ thực hiện 06 tháng một lần: Kiểm tra tất cả các nội dung;
+ Kiểm tra đột xuất: Khi phát hiện phương tiện đo, hệ thống truyền thông tin, hệ thống cấp nguồn điện cho trạm tự động có dấu hiệu xảy ra sự cố;
+ Lập Biên bản kiểm tra lưu hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư 29/2023/TT-BTNMT và báo cáo đơn vị quản lý.
Thông tư 29/2023/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 và thay thế Thông tư 70/2015/TT-BTNMT ngày 23/12/2015.