Theo đó, mục đích vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được quy định như sau:
- Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
+ Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay;
+ Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay;
+ Thanh toán cho bên thụ hưởng thông qua ngân hàng hoàn trả trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thư tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.
- Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi Thông tư 19/2024/TT-NHNN ) bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
+ Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN (đã được sửa đổi bởi Thông tư 19/2024/TT-NHNN ).
Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh
- Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay. Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài là tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
+ 30% đối với ngân hàng thương mại;
+ 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.
- Quy định trên không áp dụng trong trường hợp khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Xem chi tiết tại Thông tư 19/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.