Kinh tế xã hội: tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc biểu tình ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà TĩnhTiếp theo kết luận tại Thông báo
207/TB-VPCP, ngày 01/6 Thủ tướng đã có Chỉ thị
13/CT-TTg để yêu cầu các cơ quan đẩy nhanh thực hiện giải pháp và giải quyết thủ tục hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh bị thiệt hại nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh về lại như bình thường.
Một trong những nội dung nổi bật của chỉ thị là yêu cầu của Thủ tướng cho Bộ Công an: phải tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các địa phương về công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhất là tại các Khu Kinh tế và Khu Công nghiệp; nhanh chóng truy tìm và trả lại nhà đầu tư các trang thiết bị đã bị lấy cắp; tăng cường công tác theo dõi nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn không để xảy ra các vụ việc tương tự.
Trước đó, ngày 29/5, phía Tổng cục Hải quan đã có Công văn
6148/TCHQ-VP hướng dẫn việc triển khai biện pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với doanh nghiệp bị thiệt hại.
Trong công văn, TCHQ đã yêu cầu cục Hải quan địa phương phải nhanh chóng bố trí cán bộ cũng như trang thiết bị để hướng dẫn, hỗ trợ các DN bị thiệt hại làm thủ tục để hưởng chính sách hỗ trợ về thủ tục Hải quan.
Cục Hải quan địa phương cũng phải tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan để các DN bị thiệt hại – kể cả các doanh nghiệp đang còn nợ thuế - có thể đảm bảo việc giao hàng đúng với hợp đồng đã ký kết, phải bố trí cán bộ làm ngoài giờ, ngày nghỉ để làm thủ tục hải quan khi doanh nghiệp đề nghị.
Đến ngày 02/6 Văn phòng chính phủ đã có Công văn
3940/VPCP-KTTH hướng dẫn việc trả lương cho NLĐ. Theo đó, DN sẽ phải trả tiền lương ngừng việc cho NLĐ phải ngừng việc trong thời gian này, mức lương sẽ do DN và NLĐ thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức tối thiểu vùng.
Mặt khác các DN nếu vì bị thiệt hại trong khoảng thời gian này mà chậm trả lương cho NLĐ thì DN không phải trả phần lãi suất chậm trả lương.
Cũng liên quan đến nội dung này, ngày 3/6 trong phiên họp thường kỳ tháng 5 của mình Chính phủ cũng đã có Nghị quyết
35/NQ-CP để giao nhiệm vụ cũng như đốc thúc các Bộ, Ngành và địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh về lại như bình thường.
Ngoài ra, trong Nghị quyết này Chính phủ cũng nêu ra các phương pháp cần thực hiện sắp tới để bảo vệ chủ quyền trước hành vi của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam mà cụ thể là dàn khoan HD981.
Giáo dục: Bộ GDĐT lại có thêm văn bản gây tranh cãi về cộng điểm ưu tiênNgày 26/5 Bộ GDĐT đã ký ban hành Thông tư
18/2014/TT-BGDĐT, theo đó bổ sung thêm 3 đối tượng được cộng điểm ưu tiên khi tuyển sinh THPT:
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Theo nhiều quan điểm phản hồi từ người đọc thì quy định về việc cộng điểm cho con của những người hoạt động cách mạng trước CMT8 là một quy định quan liêu, máy móc vì thực tế hiện nay không tồn tại các đối tượng này.
Trước đây, trong năm 2013 thì Bộ GDĐT cũng từng gây xôn xao dư luận về việc cộng điểm thi ĐH cho bà mẹ Việt Nam anh hùng. Quy định này đã nhanh chóng bị bãi bỏ sau 2 tuần tồn tại vì phản ứng tiêu cực của cộng đồng.
Bên cạnh Thông tư
18/2014/TT-BGDĐT, tuần qua Bộ GDĐT cũng đã có một Thông tư rất quan trọng khác là Thông tư liên tịch
20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn việc miễn giảm học phí theo quy định mới tại Nghị định
74/2013/NĐ-CP .
Theo quy định của Thông tư trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu khai giảng HSSV học tại các cơ sở giáo dục công lập phải làm đơn đề nghị theo mẫu gửi về cơ sở giáo dục để đăng ký việc hưởng chế độ ưu đãi. Kèm theo đơn đề nghị là bản sao giấy tờ chứng minh về đối tượng được hưởng ưu đãi.
Đối HSSV học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập thì cần làm đơn (có xác nhận của cơ sở giáo dục đang theo học) và gửi kèm bản sao giấy tờ chứng minh về đối tượng được hưởng ưu đãi đến Sở GDĐT hoặc Phòng GDĐT hoặc Phòng LĐTBXH (tùy đối tượng) để được xem xét cấp chế độ.
Một số vấn đề khác:Đầu tuần trước (ngày 01/6) cũng là ngày đầu tiên thực hiện
giá bán điện mới theo quy định của Thông tư
16/2014/TT-BCT và Quyết định
4887/QĐ-BCT .
Đáng chú ý là theo quy định mới, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ chia thành 6 bậc thay vì 7 bậc như mức tính cũ, đồng thời đối với các hộ sử dụng dưới 100 kWh thì mức chi trả tiền điện sẽ thấp hơn so với trước đây.
Một điểm đáng lưu ý khác là sẽ không quy định áp dụng bậc tính riêng với đối tượng là hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp sử dụng dưới 50 kWh/tháng.
Mức giá giá bán lẻ điện sinh hoạt mới:
- Từ 0 đến 50 kWh là 1.388 đồng/kWh;
- Từ 51 đến 100 kWh: 1.433 đồng/kWh;
- Từ 101 đến 200 kWh: 1.660 đồng/kWh;
- Từ 201 đến 300 kWh: 2.082 đồng/kWh;
- Từ 301 đến 400 kWh: 2.324 đồng/kWh;
- Từ 401 kWh trở lên là 2.399 đồng/kWh.
Vào ngày 03/6, Thủ tướng đã có quyết định số
835/QĐ-TTg phê duyệt
các băng tầng được đấu giá quyền sử dụng tầng số vô tuyến điện tử. Theo đó sẽ có 3 băng tầng được đấu giá quyền sử dụng cho hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn IMT là 2300 - 2400 MHz, 2500 - 2570 MHz và 2620 - 2690 MHz.
Vào ngày 04/6, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn
4047/VPCP-KTN để yêu cầu các Bộ Ngành có liên quan
tăng cường việc kiểm tra, giám sát sức khỏe của đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải. Theo chỉ đạo tại công văn, từ nay đến 15/7 các địa phương sẽ phải triển khai thực hiện khám sức khỏe cho toàn bộ đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải trong địa bàn của mình.
Mặt khác, công văn cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế phải xây dựng, ban hành tiêu chuẩn lái xe kinh doanh vận tải và quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện. Việc này sẽ phải được hoàn thành trong quý III năm nay.