1. Luật sửa đổi các luật về thuế 2014-
Thuế TNDN: Dỡ bỏ mức trần 15% chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Áp dụng thuế suất 15% đối với thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
-
Thuế TNCN: Thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc thu nhập chịu thuế.
-
Thuế GTGT: Chuyển mặt hàng phân bón; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác; máy móc, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp từ đối tượng chịu thuế suất 5% sang đối tượng không chịu thuế.
-
Thuế tài nguyên: Chuyển từ đối tượng được miễn thuế sang đối tượng không chịu thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
-
Luật Quản lý thuế: Bỏ quy định phạt chậm nộp thuế 0.07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp vượt quá 90 ngày và giữ nguyên mức phạt chậm nộp 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
2. Luật bảo vệ môi trường 2014Bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm, các nội dung chính của báo cáo đánh giá và cách thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC); bổ sung đối tượng phải lập ĐMC.
Bỏ một số quy định cụ thể trong Luật về đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và giao cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện này.
Luật này thay thế
Luật bảo vệ môi trường 2005.
3. Luật hải quan 2014Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ.
Ngoài ra, Luật bỏ quy định cơ quan hải quan phải xác nhận bằng văn bản khi có yêu cầu xuất trình, bổ sung hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan.
Luật này thay thế
Luật hải quan 2001 và
Luật hải quan sửa đổi 2005.
4. Luật công chứng 2014 Mở rộng thêm quyền cho công chứng viên như: quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại; quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Tăng thời gian đào tạo công chứng viên lên 12 tháng; tăng thời gian hành nghề lên 05 năm đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đồng thời phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề trong 03 tháng mới được miễn đào tạo nghề; thêm các điều cấm đối với công chứng viên.
Luật này thay thế
Luật công chứng 2006.
5. Luật phá sản 2014Quy định rõ thời điểm chủ nợ, người lao động người lao động bắt đầu có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: hết 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được.
Bổ sung phương án thương lượng giữa các bên trước khi Tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ, trước đây không quy định.
TAND cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã và cả doanh nghiệp.
Các giao dịch bị coi là vô hiệu khi được thực hiện trong vòng 06 tháng trước ngày TAND thụ lý đơn, trước đây chỉ 03 tháng.
Luật này thay thế
Luật phá sản 2004.
6. Luật hôn nhân và gia đình 2014 Nâng độ tuổi kết hôn lên đủ 18 tuổi đối với nữ và đủ 20 tuổi đối với nam.
Cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.
Luật tiếp tục không thừa nhận hôn nhân đồng tính.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên (trước đây là 9 tuổi).
Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân.
Luật này thay thế
Luật hôn nhân và gia đình 2000.7. Luật đầu tư công 2014 Luật gồm 6 chương và 108 điều, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như:
- Nguyên tắc công khai minh bạch trong đầu tư công.
- Các hành vi bị cấm trong đầu tư công: sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công...
- Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
- Trình tự lập, thẩm định, quyết định dự án.
- Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
- Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công.
(Còn tiếp…)