1. Hướng dẫn mới về hợp đồng xây dựngChính phủ vừa ban hành Nghị định
37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng với nhiều điểm mới, đáng chú ý là quy định về mức tạm ứng hợp đồng.
Theo đó, mức tạm ứng tối thiểu mới như sau:
Đối với hợp đồng tư vấn: 20% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ, 15% đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ (trước đây quy định chung là 25% giá hợp đồng);
Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình, mức tạm ứng vẫn giữ ở mức cũ: 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 đến 50 tỷ đồng và 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.
Nghị định 37 có hiệu lực từ ngày 15/6/2015.
Nghị định
48/2010/NĐ-CP ,
207/2013/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Quy định về kiến thức tối thiểu để tốt nghiệp đại họcTheo Thông tư
07/2015/TT-BGDĐT , khối lượng kiến thức tối thiểu đối với các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được quy định như sau:
- Trình độ đại học: 120 tín chỉ; đối với ngành có thời gian đào tạo 5 năm là 150 tín chỉ và 6 năm là 180 tín chỉ.
- Trình độ thạc sĩ: 60 tín chỉ (30 tín chỉ đối với ngành ở trình độ đại học có khối kiến thức tối thiểu tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên).
- Trình độ tiến sĩ: 90 tín chỉ đối với người tốt nghiệp thạc sĩ, 120 tín chỉ đối với người tốt nghiệp đại học.
Cơ sở đào tạo nếu không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp sẽ bị đình chỉ tuyển sinh 12 tháng, nếu tái phạm thì bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo.
Thông tư này có hiệu lực từ 01/06/2015.
3. Hướng dẫn chính sách tinh giản biên chếThông tư liên tịch
01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn chính sách về hưu trước tuổi với đối tượng tinh giản biên chế tại khoản 1 điều 8 Nghị định
108/2014/NĐ-CP như sau:
- Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi, trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính:
+ Từ 01 đến 06 tháng được trợ cấp 01 tháng tiền lương.
+ Trên 06 tháng đến dưới 12 tháng thì được trợ cấp 02 tháng tiền lương.
Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định = Số tháng được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định) x Tiền lương tháng.
- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH.
- Được trợ cấp ½ tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) công tác có đóng BHXH kể từ năm 21 trở đi.
Tiền trợ cấp do có trên 20 năm đóng BHXH = Số năm được trợ cấp (tính từ năm 21 trở đi có đóng BHXH) x ½ x Tiền lương tháng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30/5/2015 đến hết ngày 31/12/2021.
4. Công bố tiền lương, thưởng của Công ty TNHH 1TV Nhà nướcTừ 22/6/2015, Thông tư
02/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về việc công bố thông tin của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, Quy trình công bố tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp như sau:
1. Doanh nghiệp phải xây dựng và công bố chế độ tiền lương, tiền thưởng hằng năm không muộn hơn ngày 31/3 hằng năm.
Đồng thời gửi đến Cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc sau khi được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt.
2. Cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu phải công bố chế độ tiền lương, tiền thưởng hằng năm của doanh nghiệp trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được từ doanh nghiệp.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải công bố chế độ tiền lương, tiền thưởng hằng năm của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được từ doanh nghiệp.
5. Bỏ quy định: Liên thông phải thi chung kỳ thi ĐH, CĐBộ GDĐT đã ban hành Thông tư
08/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Thông tư
55/2012/TT-BGDĐT .
Theo đó:
- Bỏ quy định thi liên thông phải thi chung cùng với kỳ thi cao đẳng, đại học chính quy đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng từ ngày được cấp bằng đến ngày nộp hồ sơ thi liên thông.
- Việc tuyển sinh liên thông có thể được thực hiện tối đa 02 lần trong một năm theo phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển.
- Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển.
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là điểm mỗi môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04/6/2015.
6. Điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trườngNgày 02/4/2015, Bộ Tài chính ban hành Công văn
4237/BTC-CST triển khai thực hiện Nghị quyết 888a/2015/UBTVQH13 về điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như sau:
- Xăng (trừ etanol): 3.000 đồng/lít
- Nhiên liệu bay: 3.000 đồng/lít
- Dầu Diezel: 1.500 đồng/lít
- Dầu Mazut, dầu nhờn: 900 đồng/lít
- Mỡ nhờn: 900 đồng/kg.
Mức thuế bảo vệ môi trường mới này được áp dụng từ 01/5/2015.
7. Hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển ĐH, CĐ 2015Bộ GDĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng 2015.
Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý sau:
- Các trường có thể bổ sung thêm các ngành đúng và ngành gần đối với từng môn thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia phù hợp với yêu cầu đầu vào các ngành đào tạo của trường.
Nếu không tiếp tục tuyển thẳng với một số ngành đúng hoặc ngành gần với môn thi HSG quốc gia thì các trường phải báo cáo Bộ GDĐT và thông báo công khai ít nhất 3 năm trước khi áp dụng.
- Nguyên tắc xét tuyển sẽ là vào ngành đúng trước và sau đó là ngành gần.
- Thí sinh đăng ký tuyển thẳng làm một bộ hồ sơ gửi về Sở GDĐT trước ngày 25/5/2015.
- Lệ phí xét tuyển là 30.000 đồng/thí sinh/hồ sơ.
Nội dung trên được đề cập tại Công văn
1988/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 24/4/2015.