Bản cáo bạch phải có chữ ký của những đối tượng nào trong trường hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng?
- Bản cáo bạch phải có chữ ký của những đối tượng nào trong trường hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng?
- Khi chào bán cổ phiếu ra công chúng Bản cáo bạch phải có các nội dung nào?
- Trong thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì chỉ được sử dụng thông tin trong Bản cáo bạch với mục đích gì?
Bản cáo bạch phải có chữ ký của những đối tượng nào trong trường hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Luật Chứng khoán 2019 quy định về Bản cáo bạch như sau:
Bản cáo bạch
...
3. Chữ ký trong Bản cáo bạch thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc); Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành; người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền;
b) Đối với việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có). Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu Bản cáo bạch.
Như vậy, trong trường hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có chữ ký của những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty;
- Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành;
- Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp ký thay phải có văn bản ủy quyền.
Bản cáo bạch phải có chữ ký của những đối tượng nào trong trường hợp chào bán cổ phiếu ra công chúng? (Hình từ Internet)
Khi chào bán cổ phiếu ra công chúng Bản cáo bạch phải có các nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Luật Chứng khoán 2019 về Bản cáo bạch:
Bản cáo bạch
1. Đối với việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);
b) Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
c) Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
d) Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.
...
Như vậy, khi chào bán cổ phiếu ra công chúng, Bản cáo bạch phải có các nội dung sau đây:
- Thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành bao gồm mô hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, tài sản, tình hình tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và cơ cấu cổ đông (nếu có);
- Thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán bao gồm: điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của năm gần nhất sau khi phát hành chứng khoán, phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;
- Báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 02 năm gần nhất theo quy định tại Điều 20 Luật Chứng khoán 2019;
- Thông tin khác quy định trong mẫu Bản cáo bạch.
Trong thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì chỉ được sử dụng thông tin trong Bản cáo bạch với mục đích gì?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Chứng khoán 2019 về thông tin trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng:
Theo đó, trong thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức, cá nhân có liên quan chỉ được sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong Bản cáo bạch đã gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường, trong đó phải nêu rõ các thông tin về ngày phát hành và giá bán chứng khoán là thông tin dự kiến.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bản cáo bạch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?