Bị Chủ tịch UBND xã ra quyết định thu hồi đất trái phép thì hộ gia đình có được khởi kiện yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
- Bị Chủ tịch UBND xã ra quyết định thu hồi đất trái phép thì hộ gia đình có được khởi kiện yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
- Có những biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm nào có thể được áp dụng để dừng việc thi hành quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND xã?
- Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm để dừng việc thi hành quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND xã phải có nội dung gì?
Bị Chủ tịch UBND xã ra quyết định thu hồi đất trái phép thì hộ gia đình có được khởi kiện yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ kiện hành chính được quy định tại Điều 66 Luật Tố tụng hành chính 2015, cụ thể:
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 68 của Luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, đương sự, người đại diện của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Ngoài ra, nếu do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Như vậy, trường hợp bị Chủ tịch UBND xã ra quyết định thu hồi đất trái phép thì hộ gia đình có quyền khởi kiện hành chính đối với quyết định này đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy cần thiết.
Bị Chủ tịch UBND xã ra quyết định thu hồi đất trái phép thì hộ gia đình có được khởi kiện yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không? (Hình từ Internet)
Có những biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm nào có thể được áp dụng để dừng việc thi hành quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND xã?
Điều 68 Luật Tố tụng hành chính 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 có quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
2. Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.
3. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Trong trường hợp muốn dừng việc thi hành quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND xã thì có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính đó.
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm để dừng việc thi hành quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND xã phải có nội dung gì?
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 73 Luật Tố tụng hành chính 2015 được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019, theo đó:
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
…
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính nêu trên. Cho nên khi làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm để dừng việc thi hành quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND xã thì cũng phải có những nội dung chính này. Đặc biệt là nêu được lý do tại sao cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Phạm Hồng Thía
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thu hồi đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?