Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước với những dịch vụ nào? Vai trò trong quản lý dịch vụ công?

Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước với những dịch vụ nào? Vai trò trong quản lý dịch vụ công? Việc quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về dịch vụ công được quy định ra sao? câu hỏi của anh Q (Tiền Giang).

Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước với những dịch vụ nào?

Tại Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Công Thương như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Theo đó, Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước với những dịch vụ sau:

(1) Dịch vụ logistics;

(2) Dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế;

(3) Các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước với những dịch vụ nào? Vai trò trong quản lý dịch vụ công?

Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước với những dịch vụ nào? Vai trò trong quản lý dịch vụ công? (hình từ internet)

Vai trò của Bộ Công Thương trong quản lý nhà nước về dịch vụ logistic được quy định ra sao?

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc (theo Điều 233 Luật Thương mại 2005).

Theo đó, vai trò của Bộ Công Thương trong quản lý nhà nước về dịch vụ logistic được quy định tại Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
15. Về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:
a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;
b) Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hóa;
c) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.
16. Về dịch vụ logistics
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics;
b) Điều phối, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội phát triển dịch vụ logistics.
17. Về phòng vệ thương mại:
a) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại bao gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra phòng vệ thương mại;
b) Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc trợ giúp hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp khi bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại) của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;
c) Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO và các tổ chức quốc tế.
...

Theo đó, vai trò của Bộ Công Thương trong quản lý nhà nước về dịch vụ logistic bao gồm:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics;

- Điều phối, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội phát triển dịch vụ logistics.

Việc quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về dịch vụ công được quy định ra sao?

Việc quản lý nhà nước của Bộ Công Thương về dịch vụ công được quy định tại khoản 30 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
30. Về dịch vụ công:
a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
31. Chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư phát sinh trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, cam kết với nhà đầu tư nước ngoài được Bộ Công Thương chủ trì đàm phán, ký hoặc thay mặt Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đàm phán, ký.
32. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về thống kê, phân tích và dự báo thống kê ngành Công Thương; thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin các chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của Luật Thống kê; thực hiện các Chương trình điều tra thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương theo quy định của Luật Thống kê và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng Chương trình điều tra thống kê ngành Công Thương và tổ chức thực hiện.
33. Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
34. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
...
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Công Thương

Phạm Thị Xuân Hương

Bộ Công Thương
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Công Thương có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Công Thương
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo quy định?
Pháp luật
Viên chức Bộ Công thương có được thắp nhang tại nơi làm việc không? Khi sử dụng mạng xã hội thì viên chức không được thực hiện hoạt động nào?
Pháp luật
Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không? Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng như thế nào?
Pháp luật
Bộ Công Thương có được ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu không?
Pháp luật
Bộ Công Thương có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử không?
Pháp luật
Bộ Công Thương hay Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình giá điều hành các mặt hàng xăng dầu?
Pháp luật
Bộ Công thương có được thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO hay không?
Pháp luật
Ai có quyền cách chức Thứ trưởng Bộ Công Thương? Thứ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Chánh Văn phòng Bộ Công Thương được hưởng phụ cấp chức vụ bao nhiêu? Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ?
Pháp luật
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương thì cần đảm nhiệm qua các chức vụ nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào