Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng không?
- Thời hiệu xử phạt cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng là bao lâu?
Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng hóa nhập lậu bao gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Căn cứ theo khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Như vậy, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Cùng với đó, cá nhân sẽ bị tịch thu số hàng hóa nhập lậu hoặc buộc phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng. Đồng thời, buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.
Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 88 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này.
2. Những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 82 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 45 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường sẽ xử phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Ngoài ra, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường sẽ có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Do đó, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường sẽ có thẩm quyền xử phạt cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng là bao lâu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
…
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng là 02 năm.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh hàng hóa nhập lậu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng kê khai chi phí sản xuất có phải nộp lại cho Chi cục Hải quan khi có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ không?
- Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm lực lượng nào? Tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội hiện nay được quy định như thế nào?
- Sau bao lâu phải định giá lại tang vật bị tịch thu xử lý bằng hình thức bán đấu giá? Tang vật bị tịch thu trong trường hợp nào được đấu giá?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- Hồ sơ đề nghị không thu thuế qua Hệ thống giao dịch điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập thuộc trường hợp không thu thuế nhập khẩu?