Cá nhân có được mua khoản thu từ hợp đồng cho thuê tài chính? Ai có quyền quyết định phương thức bán khoản phải thu?
Cá nhân có được mua khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính?
Cá nhân có được mua khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính, thì theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-NHNN như sau:
Bên mua khoản phải thu (sau đây gọi tắt là bên mua) là người cư trú và người không cư trú theo quy định của pháp luật ngoại hối, bao gồm:
a) Người cư trú:
(i) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) được thực hiện hoạt động mua nợ theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp;
(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động mua nợ theo Giấy phép thành lập do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp;
(iii) Pháp nhân khác không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iv) Cá nhân;
b) Người không cư trú là tổ chức, cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân được mua khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính.
Cá nhân có được mua khoản thu từ hợp đồng cho thuê tài chính? Ai có quyền quyết định phương thức bán khoản phải thu? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định phương thức bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính?
Ai có quyền quyết định phương thức bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính, thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2017/TT-NHNN như sau:
Phương thức bán khoản phải thu
Bên bán quyết định lựa chọn bán khoản phải thu theo phương thức thỏa thuận thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán và bên mua hoặc gián tiếp thông qua bên môi giới, hoặc đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Như vậy, theo quy định trên thì Bên bán có quyền quyết định phương thức bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính.
Giao dịch bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính thì bên bán được chuyển giao những gì cho bên mua khoản phải thu?
Giao dịch bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính thì bên bán được chuyển giao những gì cho bên mua khoản phải thu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 20/2017/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc bán khoản phải thu
1. Trong giao dịch bán khoản phải thu, bên bán chỉ được chuyển giao quyền đòi nợ tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp bên mua là công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, bên bán được chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính, quyền đòi nợ và các quyền, nghĩa vụ khác tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua.
3. Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính có thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền đòi nợ bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
4. Bên bán không mua lại các khoản phải thu đã bán.
5. Bên bán không được bán khoản phải thu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua là công ty con của mình;
b) Bên bán và bên thuê tài chính có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được bán khoản phải thu;
c) Khoản phải thu được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm bán khoản phải thu, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán khoản phải thu.
6. Trường hợp bán một phần khoản phải thu hoặc bán một khoản phải thu cho nhiều bên mua, thì bên bán và các bên mua thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng bán khoản phải thu, phù hợp với quy định của pháp luật.
7. Bên mua là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Được thực hiện hoạt động mua nợ theo Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% liên tục trong tất cả các quý của năm liền kề và các quý của năm hiện hành trước thời điểm thực hiện mua khoản phải thu, trừ trường hợp mua khoản phải thu theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt;
...
Như vậy, theo quy định trên thì giao dịch bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính thì bên bán chỉ được chuyển giao quyền đòi nợ tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua khoản phải thu.
Trừ trường hợp bên mua là công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, bên bán được chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính, quyền đòi nợ và các quyền, nghĩa vụ khác tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng cho thuê tài chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?