Cá nhân tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bằng hình thức nào?
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì?
Nội dung kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 169/2014/TT-BQP như sau:
Xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
...
2. Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Quốc phòng gồm các nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
c) Thành phần;
d) Thời gian;
đ) Công tác bảo đảm;
e) Tổ chức thực hiện.
3. Căn cứ kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Quốc phòng và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ đạo Tổ chức pháp chế cơ quan, đơn vị mình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành, triển khai thực hiện và gửi về Bộ Quốc phòng (qua Vụ Pháp chế) để phối hợp, theo dõi, tổng hợp.
Như vậy, theo quy định, kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Quốc phòng gồm các nội dung sau đây:
(1) Mục đích, yêu cầu;
(2) Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
(3) Thành phần;
(4) Thời gian;
(5) Công tác bảo đảm;
(6) Tổ chức thực hiện.
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Quốc phòng gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Cá nhân tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bằng hình thức nào?
Hình thức tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Điều 5 Thông tư 169/2014/TT-BQP như sau:
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng
1. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thông qua các hình thức sau đây:
a) Gửi văn bản hoặc thông qua Cổng Thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng phản ánh ý kiến về tình hình thi hành pháp luật, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng đến các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng;
b) Cử đại diện tham gia các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.
2. Cá nhân tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật bằng các hình thức trực tiếp đến Phòng tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị; gửi ý kiến bằng văn bản hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để phản ánh, cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
3. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tiếp nhận, thu thập thông tin của tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bằng các hình thức:
(1) Trực tiếp đến Phòng tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị;
(2) Gửi ý kiến bằng văn bản hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để phản ánh, cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
Ai có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật?
Trách nhiệm tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật được quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 169/2014/TT-BQP như sau:
Tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
...
b) Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được kiểm tra, đối chiếu tính xác thực trước khi sử dụng để đánh giá tình hình thi hành pháp luật;
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật. Việc thu thập thông tin phải bảo đảm các quy định của pháp luật về thu thập và bảo mật thông tin.
4. Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, Tổ chức pháp chế cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị kiểm tra, đối chiếu tính xác thực của thông tin. Thông tin về tình hình thi hành pháp luật được sử dụng làm căn cứ để tiến hành kiểm tra, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 13, Điều 14 Thông tư này hoặc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 15 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về tình hình thi hành pháp luật.
Việc thu thập thông tin phải bảo đảm các quy định của pháp luật về thu thập và bảo mật thông tin.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?