Các cách kiểm tra đất đai có đang tranh chấp hay không? Thủ tục và chi phí tiến hành việc kiểm tra được quy định như thế nào?
Các cách để kiểm tra xem đất có tranh chấp hay không?
Hiện tại, để kiểm tra xem đất có bị tranh chấp hay không, chúng ta có 04 cách như sau:
Cách 1: Hỏi những người dân xung quanh hoặc những người sử dụng đất liền kề
Cách 2: Liên hệ trực tiếp với UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc liên hệ trực tiếp đến công chức địa chính xã, phường, thị trấn nơi có đất để hỏi xem có ai đang có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp hay không hoặc có tranh chấp thực tế hay không (tranh chấp trên thực tế nhưng không có đơn).
Cách 3: Liên hệ trực tiếp đến cơ quan thi hành án dân sự để tìm hiểu xem thửa đất có liên quan đến việc thi hành bản án giải quyết tranh chấp đất đai hay không?
Cách 4: Xin thông tin đất đai tại Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất.
Hiện nay, cách đơn giản nhất để tra xem đất có bị tranh chấp hay không đó là cách thứ nhất.
Cách để tra cứu một cách chính xác và đầy đủ nhất là cách 4.
Thủ tục kiểm tra đất có tranh chấp hay không được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT và Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về khai thác dữ liệu thông qua phiếu yêu cầu và trình tự thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai theo đó hồ sơ, thủ tục xin thông tin đất đai cần thực hiện thông qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị phiếu yêu cầu theo mẫu số 01/PYC
Sau khi có được phiếu yêu cầu thì bạn cần xem và điền, tích vào các mục thông tin cần biết tại danh mục và nội dung dữ liệu cần cung cấp trên phiếu, nếu cần tổng hợp thông tin thì tích vào ô “tất cả thông tin trên
Sau khi hoàn thành công tác điền thông tin thì cần thực hiện các bước sau:
Bước 2: Tiến hành nộp phiếu yêu cầu
Cần phải đem phiếu yêu cầu đến Bộ phận một cửa cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc chi nhành văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để nộp phiếu yêu cầu.
Bước 3: Cơ quan chức năng tiếp nhận và giải quyết
Sau khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan cung cấp thông tin đất đai phải thực hiện như sau:
- Cung cấp thông tin cho người có yêu cầu.
- Thông báo cho người có yêu cầu về số tiền phải nộp.
- Nếu từ chối cung cấp thông tin thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong một số trường hợp sau thì cơ quan sẽ không cung cấp thông tin đất đai:
- Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu có nội dung không rõ ràng, cụ thể.
- Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, địa chỉ cụ thể của cá nhân.
- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật.
- Không nộp tiền, nếu thuộc trường hợp phải nộp.
Bước 4: tiến hành trả kết quả
Thời hạn thực hiện việc cung cấp thông tin được quy định như sau:
- Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ (03 giờ chiều) thì phải cung cấp luôn trong ngày.
- Nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì việc cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Các cách kiểm tra đất đai có đang tranh chấp hay không? Thủ tục và chi phí tiến hành việc kiểm tra được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Phí kiểm tra đất có tranh chấp hay không là bao nhiêu?
Mức phí kiểm tra đất có bị tranh chấp hay không ở mỗi tỉnh thành khác nhau sẽ ở các mức khác nhau. Một số mức thu ở một số địa phương lớn trong cả nước như sau:
Khu vực thành phố Hà Nội
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 9 Mục A Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND quy định về mức phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai như sau:
+ Đối với tổ chức sẽ là 300.000 đồng/hồ sơ/lần
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân sẽ là 150.000 đồng/lần/hồ sơ.
Khu vực thành phồ Hồ Chí Minh
Căn cứ theo Phụ lục 8 ban hành kèm theo Quyết định 52/2016/QĐ-UBND quy định về mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai sẽ là 200.000 đồng/hồ sơ, tài liệu.
+ Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng là những đối tượng được miễn thu.
Thành phố Đà Nẵng
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 52/2016/NQ-HĐND đã quy định mức thu phí khai thác sử dụng tài liệu đất đai như sau:
+ Đối với trường hợp phục vụ khai thác thông tin đất đai dưới hình thức cấp bản sao hoặc cấp chứng thực lưu trữ sẽ thu 25.000 đồng/văn bản.
+ Phục vụ khai thác thông tin đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin địa chính (10 thửa) sẽ thu 40.000 đồng/văn bản.
Khu vực thành phố Cần Thơ
Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND quy định mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai sẽ là 20.000 đồng/trang và sẽ tính thêm 2.000 đồng đố với thửa đất và văn bản thứ hai trở đi.
Như vậy, trên đây là 04 cách tra cứu xem một thửa đất có bị tranh chấp hay không mà bạn có thể tham khảo và thực hiện.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tranh chấp đất đai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?