Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu được hưởng những chế độ gì?
Chế độ đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ hưu trước tuổi
1. Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho tổng số hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội; từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương;
d) Đối với cán bộ xếp lương chức vụ:
Tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu;
đ) Đối với cán bộ xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Cán bộ chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ mà trong thời gian giữ bậc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật và tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu.
Cán bộ đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ, đã có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và trong quá trình công tác luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật trong thời gian 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu thì được nâng ngạch không qua thi lên ngạch trên liền kề để nghỉ hưu;
e) Đối với cán bộ cấp xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại nếu còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội 20 năm thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.
2. Tiền lương tháng để tính trợ cấp được xác định bằng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu, bao gồm: Mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có).
3. Thời gian công tác tính hưởng trợ cấp là thời gian làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định và chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ phục viên.
4. Khi tính trợ cấp nếu thời gian nghỉ hưu trước tuổi hoặc thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính như sau:
a) Dưới 03 tháng thì không tính;
b) Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 năm;
c) Từ trên 06 tháng đến 12 tháng thì được tính bằng một năm."
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không đủ điều kiện tái cử, đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 28 năm, bạn có thể được hưởng các chế độ được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
Tuổi tái cử
Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu được hưởng những chế độ gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 4. Chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu
1. Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp. Trường hợp không thể bố trí được công tác phù hợp thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Trường hợp vị trí công tác mới không quy định mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ (không phải là chức danh lãnh đạo) hoặc có mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ thấp hơn mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng thì thực hiện bảo lưu mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong 06 tháng; từ tháng thứ 07 trở đi hưởng mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) của vị trí công tác mới."
Theo đó, chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định trên.
Nguồn kinh phí thực chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử được lấy từ đâu?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 6. Nguồn kinh phí
Kinh phí giải quyết chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp ngân sách hiện hành."
Theo đó, kinh phí giải quyết chế độ, chính sách do ngân sách nhà nước cấp.
Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuổi tái cử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?