Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô có được quản lý phòng giao dịch khi có tỷ lệ nợ xấu đạt 2% hay không?
- Quy chế quản lý phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo các nội dung nào?
- Tổ chức tài chính vi mô cần gửi Quy chế quản lý phòng giao dịch đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn bao nhiêu ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động?
- Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô có được quản lý phòng giao dịch khi có tỷ lệ nợ xấu đạt 2% hay không?
Quy chế quản lý phòng giao dịch của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo các nội dung nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về quy chế quản lý phòng giao dịch như sau:
Quy chế quản lý chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch
...
3. Quy chế quản lý hoạt động tại điểm giao dịch phải do Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính vi mô ban hành và phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Các tiêu chí lựa chọn điểm giao dịch phù hợp với đặc thù hoạt động, đảm bảo kiểm soát rủi ro, an toàn và hiệu quả trong quá trình hoạt động;
b) Việc mở, chấm dứt hoạt động tại điểm giao dịch bao gồm trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định mở, chấm dứt hoạt động tại điểm giao dịch, trong đó có phân cấp, ủy quyền quyết định (nếu có);
c) Phạm vi hoạt động tại điểm giao dịch, trong đó quy định cụ thể về hạn mức giao dịch tại từng điểm giao dịch theo từng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng;
d) Quy trình thực hiện các giao dịch nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiếp nhận hồ sơ, giải ngân, thu nợ vay, quyền và trách nhiệm của nhân viên tổ chức tài chính vi mô tại điểm giao dịch;
đ) Các biện pháp đảm bảo an toàn đối với con người; đảm bảo an ninh, an toàn trong việc điều chuyển tiền, chứng từ và các tài sản khác trong quá trình hoạt động tại điểm giao dịch.
4. Tổ chức tài chính vi mô phải rà soát định kỳ các Quy chế quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tối thiểu một năm một lần và sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết) đảm bảo phù hợp với hoạt động trong từng thời kỳ.
Theo đó, Quy chế quản lý hoạt động tại phòng giao dịch phải do Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính vi mô ban hành và phải có tối thiểu các nội dung về việc quản các tiêu chí lựa chọn điểm giao dịch phù hợp với đặc thù hoạt động, đảm bảo kiểm soát rủi ro, an toàn và hiệu quả trong quá trình hoạt động; việc mở, chấm dứt hoạt động tại điểm giao dịch;...và các nội dung khác theo quy định nêu trên.
Tổ chức tài chính vi mô phải rà soát định kỳ Quy chế quản lý hoạt động tại phòng giao dịch tối thiểu một năm một lần và sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết) đảm bảo phù hợp với hoạt động trong từng thời kỳ.
Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô có được quản lý phòng giao dịch khi có tỷ lệ nợ xấu đạt 2% hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính vi mô cần gửi Quy chế quản lý phòng giao dịch đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thời hạn bao nhiêu ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về việc khai trương hoạt động như sau:
Khai trương hoạt động
...
3. Tổ chức tài chính vi mô phải gửi Quy chế quản lý chi nhánh, phòng giao dịch; văn bản thông báo về ngày dự kiến khai trương hoạt động và việc đáp ứng các yêu cầu khai trương hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chậm nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động.
Như vậy, chậm nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động phòng giao dịch thì tổ chức tài chính vi mô cần gửi Quy chế quản lý phòng giao dịch đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô có được quản lý phòng giao dịch khi có tỷ lệ nợ xấu đạt 2% hay không?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về điều kiện để chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô quản lý phòng giao dịch như sau:
Điều kiện thành lập phòng giao dịch
Tổ chức tài chính vi mô được thành lập phòng giao dịch khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
2. Chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;
b) Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị thành lập và tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
c) Một chi nhánh không được quản lý quá 05 phòng giao dịch.
Theo quy định thì nếu chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị thành lập và tại thời điểm báo cáo gần nhất tính đến thời điểm đề nghị không vượt quá 3% thì sẽ không đủ điều kiện để quản lý hoạt động của phòng giao dịch.
Như vậy, trong trường hợp này thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tổ chức tài chính chỉ đạt mức 2% so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề thì vẫn còn ở trong mức cho phép.
Ngoài ra, để có thể quản lý hoạt động của phòng giao dịch thì chi nhánh của tổ chức tài chính vi mô phải có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổ chức tài chính vi mô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?