Chủ sở hữu nhà ở có được phép góp vốn bằng nhà ở không? Giao dịch góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải đáp ứng điều kiện nào?

Chủ sở hữu nhà ở có được phép góp vốn bằng nhà ở không? Giao dịch góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải đáp ứng điều kiện nào? Chủ sở hữu nhà ở có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinh doanh tại nhà ở đó không?

Chủ sở hữu nhà ở có được phép góp vốn bằng nhà ở không?

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2023 có quy định như sau:

Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
1. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm;
c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
d) Bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở theo quy định của Luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở và các quyền khác theo quy định của pháp luật; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho đối tượng không thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
Trường hợp Luật Đất đai có quy định khác về quyền của chủ sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định đó;
...

Theo đó, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được quyền góp vốn bằng nhà ở theo quy định.

Lưu ý: Trong trường hợp Luật Đất đai 2024 có quy định khác về quyền của chủ sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định đó.

Chủ sở hữu nhà ở có được phép góp vốn bằng nhà ở không? Giao dịch góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có những điều kiện nào?

Chủ sở hữu nhà ở có được phép góp vốn bằng nhà ở không? Giao dịch góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải đáp ứng điều kiện nào? (Hình từ Internet)

Giao dịch góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải đáp ứng điều kiện nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở 2023 quy định đối với giao dịch góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 160 Luật Nhà ở 2023;

- Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo;

- Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

- Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;

- Điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở 2023 không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Chủ sở hữu nhà ở có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinh doanh tại nhà ở đó không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 179 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

Góp vốn bằng nhà ở
1. Điều kiện góp vốn bằng nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật không cấm kinh doanh tại nhà ở đó. Việc góp vốn bằng nhà ở phải thông qua hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 163 của Luật này;
b) Nhà ở đưa vào góp vốn phải là nhà ở có sẵn và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 160 của Luật này.
2. Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung được quy định như sau:
a) Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất;
b) Trường hợp góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần chỉ được góp vốn bằng phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình.
...

Theo đó, chủ sở hữu nhà ở có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật không cấm kinh doanh tại nhà ở đó.

Và, việc góp vốn bằng nhà ở phải thông qua hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 163 của Luật Nhà ở 2023.

Xem thêm:

>> Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng từ ngày 01/8/2024 ra sao?

>> Nhà chung cư có thời hạn sử dụng là 50 năm?

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Góp vốn bằng nhà ở

Trịnh Kim Quốc Dũng

Góp vốn bằng nhà ở
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Góp vốn bằng nhà ở có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào