Chủ tịch nước đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam là ai? Ngày sinh Chủ tịch nước có được xem là ngày lễ lớn không?
- Chủ tịch nước đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam là ai? Ngày sinh Chủ tịch nước có được xem là ngày lễ lớn không?
- Tần suất tổ chức kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng được quy định ra sao?
- Việc tổ chức chức kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được quy định ra sao?
Chủ tịch nước đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam là ai? Ngày sinh Chủ tịch nước có được xem là ngày lễ lớn không?
Theo Biên bản tóm tắt chương trình làm việc của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ VII do Quốc hội ban hành năm 1980 và Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐND do thành phố Cần Thơ ban hành thì:
Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại làng Mỹ Hoà Hưng, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc tỉnh An Giang) và mất ngày 30-03-1980.
Từ năm 1969, ông được cử làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI- Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên thì chỉ có Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890) mới được xem là ngày lễ lớn của đất nước.
Đối với ngày sinh của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng nhà nước sẽ tổ chức kỷ niệm theo quy định tại Điều 14 và 15 Nghị định 145/2013/NĐ-CP.
Chủ tịch nước đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam là ai? Ngày sinh Chủ tịch nước có được xem là ngày lễ lớn không? (Hình từ Internet)
Tần suất tổ chức kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng được quy định ra sao?
Tại Điều 14 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về thẩm quyền quyết định và tần suất tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần
1. Việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Tần suất tổ chức kỷ niệm:
a) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 100 năm ngày sinh;
b) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thọ trên 100 tuổi đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 110 năm hoặc 120 năm ngày sinh;
c) Các lần kỷ niệm tiếp theo được tổ chức 10 năm/1 lần với cấp độ nhỏ hơn lần kỷ niệm đầu tiên.
Theo quy định trên thì Nhà nước sẽ tổ chức kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Việc tổ chức kỷ niệm được thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tần suất tổ chức kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng được quy định như sau:
(1) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 100 năm ngày sinh;
(2) Việc tổ chức kỷ niệm lần đầu tiên ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thọ trên 100 tuổi đã từ trần được thực hiện vào dịp tròn 110 năm hoặc 120 năm ngày sinh;
(3) Các lần kỷ niệm tiếp theo được tổ chức 10 năm/1 lần với cấp độ nhỏ hơn lần kỷ niệm đầu tiên.
Việc tổ chức chức kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về việc tổ chức như sau:
(1) Kỷ niệm lần đầu tiên:
Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia: Tại quê hương của đồng chí Lãnh đạo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 4 chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương quê hương của đồng chí Lãnh đạo;
(2) Các lần kỷ niệm tiếp theo:
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủy nhiệm Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương của đồng chí Lãnh đạo tổ chức dâng hương tại nơi lưu niệm đồng chí Lãnh đạo;
Tổ chức hội thảo khoa học hoặc tọa đàm về đồng chí Lãnh đạo;
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng tại tỉnh, thành phố quê hương của đồng chí Lãnh đạo.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ tịch nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?