Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh khi nào?
- Ai có trách nhiệm trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh khi nào?
- Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gì đối với Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Ai có trách nhiệm trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Ai có trách nhiệm trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Chậm nhất trước 20 tháng 01 hàng năm, Vụ Pháp chế có trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ.
2. Chương trình bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên văn bản quy phạm pháp luật cần được xây dựng, ban hành;
b) Cấp trình hoặc cấp ban hành đối với mỗi văn bản;
c) Thời gian trình cụ thể đến tháng đối với mỗi văn bản;
d) Đơn vị chủ trì soạn thảo đối với mỗi văn bản;
đ) Đơn vị thẩm định đối với mỗi văn bản;
e) Các nội dung cần thiết khác.
Như vậy, theo quy định trên thì Vụ Pháp chế có trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng ký ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh khi nào? (Hình từ Internet)
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh khi nào?
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Các trường hợp được điều chỉnh Chương trình:
a) Văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung vào Chương trình do yêu cầu cấp thiết của việc quản lý hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh thời gian trình hoặc đưa ra khỏi Chương trình do không còn cần thiết phải ban hành hoặc do có sự phát sinh mới, thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Chậm nhất trước ngày 15 tháng 6 hàng năm, các đơn vị được giao chủ trì soạn thảo gửi Công văn đề nghị điều chỉnh Chương trình về Vụ Pháp chế để thẩm tra. Công văn đề nghị điều chỉnh Chương trình phải nêu rõ: tên văn bản điều chỉnh, nội dung đề xuất điều chỉnh, lý do điều chỉnh.
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại mục 1 Chương này.
3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm nghiên cứu, tổng hợp, cho ý kiến đối với điều chỉnh Chương trình và trình Bộ trưởng xem xét, ban hành Quyết định điều chỉnh Chương trình.
4. Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình tính đến ngày 01 tháng 12 hàng năm và kiến nghị Bộ trưởng đưa ra khỏi Chương trình các văn bản không thể hoàn thành trong năm đó vì lý do khách quan.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung vào Chương trình do yêu cầu cấp thiết của việc quản lý hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh thời gian trình hoặc đưa ra khỏi Chương trình do không còn cần thiết phải ban hành hoặc do có sự phát sinh mới, thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội.
Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gì đối với Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Đối với Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
- Bảo đảm tiến độ soạn thảo, quy trình, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật;
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với văn bản quy phạm pháp luật chậm tiến độ, Thủ trưởng đơn vị phải báo cáo nêu rõ nguyên nhân, lý do của việc chậm tiến độ, đề xuất biện pháp khắc phục;
- Thời gian gửi báo cáo như sau:
+ Đối với báo cáo tháng, trước ngày 20 hàng tháng;
+ Đối với báo cáo 06 tháng, trước ngày 02 tháng 6 hàng năm;
+ Đối với báo cáo năm trước, ngày 15 tháng 11 hàng năm;
- Hình thức gửi báo cáo: đối với báo cáo tháng, các Tổ chức pháp chế có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp gửi tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật qua thư điện tử về Vụ Pháp chế;
+ Đối với báo cáo 6 tháng và năm; đơn vị gửi bằng văn bản và qua thư điện tử về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?