Chuyển nuôi cá Koi bằng ao đầm sang lồng bè thì phải xây dựng lồng bè như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật? Có cần phải làm thủ tục chuyển đổi không?
Trang trại nuôi cá Koi bằng lồng bè phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản làm cảnh (cá Koi) bằng hệ thống lồng bè như sau:
(1) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
(2) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi, cụ thể như sau:
- Yêu cầu kĩ thuật về hệ thống lồng bè như sau:
+ Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
+ Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
- Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
(3) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
(4) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
Chuyển đổi nuôi cá Koi từ ao sang nuôi bằng lồng bè cần làm thủ tục gì?
Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Thẩm quyền cấp:
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
- Hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
+ Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
- Trình tự đăng ký, đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
Bước 1: Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Nuôi cá Koi bằng ao đầm xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản nhưng khi chuyển sang nuôi bằng lồng bè thì phải xin thêm giấy xác nhận đăng ký nuôi thủy sản lồng bè.
Nuôi cá Koi lồng bè
Không làm thủ tục chuyển đổi thì bị xử phạt như thế nào?
Khoản 1 Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt về vi phạm điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực."
Theo đó, không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè thì sẽ bị xử phạt 10 đến 15 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền này đối với cá nhân, đối với tổ chức sẽ nhân đôi là từ 20-30 triệu đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP).
Mẫu số 26.NT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày ….. tháng …… năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN LỒNG BÈ/ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC
Kính gửi: (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh).
1. Họ tên chủ cơ sở: ...................................................................................................
2. Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân (đối với chủ cơ sở không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp: .......................................................................................................................
3. Địa chỉ của cơ sở: ...................................................................................................
4. Điện thoại ……………….; Số Fax ………………….; Email ..........................................
5. Tổng diện tích của cơ sở (ha): ..................................................................................
6. Diện tích/thể tích nuôi trồng thủy sản (ha/m3): ............................................................
7. Hình thức nuôi1: .......................................................................................................
Đề nghị …………………………….… (tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …….. xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho cơ sở theo thông tin sau:
TT | Ao/bể/lồng nuôi2 | Đối tượng thủy sản nuôi | Địa chỉ ao/bể/lồng nuôi3 | Diện tích ao/bể/ lồng nuôi (m2/m3) |
1 | ||||
2 | ||||
3 | ||||
... |
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai.
CHỦ CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu nếu có) |
Mẫu số 28.NT
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.....
…….(Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)……..
Căn cứ Quyết định………….chức năng nhiệm vụ………….;
Căn cứ Nghị định số ......../2019/NĐ-CP ngày ..tháng...năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Thủ trưởng ……… (Tên cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)…….
GIẤY XÁC NHẬN
(Lần: ……, ngày... tháng ... năm ....)
Số: ………/20...
Họ, tên chủ cơ sở: ......................................................................................................
Số căn cước công dân/CMTND (đối với chủ cơ sở nuôi không phải là doanh nghiệp) hoặc mã số doanh nghiệp ………………. do ……………………, cấp ngày ..............................................................
Địa chỉ cơ sở: .............................................................................................................
Số điện thoại: …………………………… Số Fax: ............................................................
Email (nếu có): ............................................................................................................
Mã số cơ sở nuôi (AA-BB-CCCCCC) có mã số nhận diện từng ao/bể/lồng nuôi như sau:
TT | Mã số nhận diện ao/bể/ lồng nuôi1 | Ao/bể/lồng nuôi2 | Diện tích ao/bể/lồng nuôi (m2) | Địa chỉ ao/bể/ lồng nuôi3 |
1 | AA-BB-CCCCCC-DDDD | |||
2 | ||||
… |
Trong đó:
AA là mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và được quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam;
BB là mã số đối tượng nuôi; đối tượng nuôi lồng bè là 00; cá tra là 01; tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) là 02;
CCCCCC là số thứ tự cơ sở nuôi được cấp từ 000001 đến 999999;
DDDD là số thứ tự ao/bể/lồng bè của cơ sở nuôi, được cấp theo thứ tự từ 0001 đến 9999. Mỗi ao/bể/lồng bè nuôi có duy nhất một mã số.
Nơi nhận: - - | …………, ngày…….tháng…..năm…….. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
_______________________
1 Mã số đăng ký ao/bể/lồng nuôi được cấp cho cơ sở theo từng ao/bể/lồng nuôi.
2 Ghi rõ ký hiệu hoặc tên ao/bể/lồng nuôi theo sơ đồ mặt bằng vị trí ao/bể/lồng nuôi.
3 Ghi cụ thể đến ấp, thôn, xã, huyện.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?