Có phải mọi trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp cũng phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp không?
- Có phải mọi trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp cũng phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp không?
- Trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp mà tài sản mới phát sinh không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp thì giải quyết ra sao?
- Nếu tài sản mới phát sinh không tiếp tục dùng để thế chấp nhưng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì giải quyết thế nào?
Có phải mọi trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp cũng phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp không?
Có phải mọi trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp cũng phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp không? (hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyền của bên thế chấp
…
2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
…
Theo quy định trên bên thế chấp được quyền đầu tư để làm tăng giá trị tài sản thế chấp.
Đồng thời theo quy định tại Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đầu tư vào tài sản thế chấp
1. Trường hợp bên thế chấp thực hiện quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 321 của Bộ luật Dân sự 2015 thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp.
2. Việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp trong trường hợp:
a) Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
b) Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
3. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc đầu tư nếu việc đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm giảm giá trị tài sản thế chấp.
4. Trường hợp bên thế chấp, bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp không tuân thủ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận thế chấp.
5. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba đầu tư vào tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm khác mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này
Chiếu theo quy định này, chỉ các trường hợp sau thì bên thế chấp cần phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp khi đầu tư vào tài sản thế chấp:
(1) Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
(2) Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
Trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp mà tài sản mới phát sinh không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp thì giải quyết ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý tài sản thế chấp được đầu tư
1. Trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp quy định tại Điều 20 Nghị định này làm phát sinh tài sản mới hoặc tài sản tăng thêm do đầu tư (sau đây gọi là tài sản mới phát sinh) không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp thì giải quyết như sau:
a) Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì việc xử lý tài sản không bao gồm tài sản mới phát sinh, phần tài sản này được bên nhận thế chấp giao lại cho bên đầu tư;
b) Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này thì tài sản được xử lý bao gồm cả phần tài sản mới phát sinh, bên đầu tư được bên nhận thế chấp thanh toán giá trị phần tài sản này.
...
Theo đó, tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp được hiểu là khi tách tài sản mới phát sinh khỏi tài sản thế chấp thì không làm mất hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp.
Trong trường hợp tài sản mới phát sinh không thể tách rời khỏi tài sản thế chấp thì tài sản được xử lý bao gồm cả phần tài sản mới phát sinh, bên đầu tư được bên nhận thế chấp thanh toán giá trị phần tài sản này.
Nếu tài sản mới phát sinh không tiếp tục dùng để thế chấp nhưng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì giải quyết thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 56 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý tài sản thế chấp được đầu tư
...
3. Trường hợp tài sản mới phát sinh không tiếp tục dùng để thế chấp nhưng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì giải quyết như sau:
a) Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì bên nhận bảo đảm mới có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm;
b) Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này thì tài sản được xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Giá trị tài sản mới phát sinh được bên nhận thế chấp thanh toán cho bên nhận bảo đảm khác.
...
Chiếu theo quy định này, trường hợp tài sản mới phát sinh không tiếp tục dùng để thế chấp nhưng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì giải quyết như sau:
(1) Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì bên nhận bảo đảm mới có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm;
(2) Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại (1) thì tài sản được xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Giá trị tài sản mới phát sinh được bên nhận thế chấp thanh toán cho bên nhận bảo đảm khác.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản thế chấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?