Đã ký kết hợp đồng ủy quyền bán xe thì chủ sở hữu có cần phải có mặt khi bán hay không? Người được ủy quyền cần thực hiện những nghĩa vụ nào khi đã ký kết hợp đồng ủy quyền?
Hợp đồng ủy quyền theo quy định pháp luật là hợp đồng như thế nào?
Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
"Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
Theo đó, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Việc trả thù lao trong hợp đồng ủy quyền được thực hiện khi hai bên có sự thỏa thuận trong hợp đồng.
Đã ký kết hợp đồng ủy quyền bán xe thì chủ sở hữu có cần phải có mặt khi bán hay không?
Người được ủy quyền cần thực hiện những nghĩa vụ nào khi đã ký kết hợp đồng ủy quyền?
Căn cứ Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên được ủy quyền như sau:
"Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này."
Theo đó, người được ủy quyền cần thực hiện các nghĩa vụ theo quy định nêu trên khi đã ký kết hợp đồng ủy quyền.
Đã ký kết hợp đồng ủy quyền bán xe thì chủ sở hữu có cần phải có mặt khi bán hay không?
Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
"Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."
Theo quy định nêu trên thì trường hợp chủ sở hữu xe đã ủy quyền cho bạn được thay mặt chủ sở hữu thực hiện thủ tục tặng cho, mua bán xe với người khác thì bạn được trực tiếp thực hiện mà không cần sự có mặt của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện thì bạn phải kiểm tra phạm vi ủy quyền dựa trên hợp đồng ủy quyền và hiệu lực của hợp đồng ủy quyền như thời hạn ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền mà bạn đã ký kết.
Căn cứ Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn đại diện như sau:
“Điều 140. Thời hạn đại diện
1. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:
a) Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
b) Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.”
Theo đó, thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Do không nhận được hợp đồng ủy quyền của bạn nên bạn tự đối chiếu với các quy định nêu trên để xác định các vấn đề sau:
- Phạm vi ủy quyền cho phép bạn được thực hiện ký kết hợp đồng chuyển quyền cho người thứ ba và thực hiện thủ tục sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hợp đồng ủy quyền vẫn còn hiệu lực (còn thời hạn và không thuộc trường hợp chấm dứt ủy quyền).
Trường hợp hợp đồng ủy quyền đáp ứng điều kiện nêu trên thì bạn được trực tiếp thực hiện thủ tục mua bán xe mà không cần sự có mặt của chủ sỡ hữu.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng ủy quyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?