Đất trồng lúa là gì? Người được nhà nước giao, cho thuê đất phi nông nghiệp từ đất trồng lúa có phải nộp tiền không?
Đất trồng lúa là gì?
Đất trồng lúa (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
Theo đó đó trồng lúa là loại đất được áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi nhất để trồng lúa. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.
Người được nhà nước giao, cho thuê đất phi nông nghiệp từ đất trồng lúa có phải nộp tiền không?
Căn cứ theo Điều 134 Luật Đất đai 2013 quy định về đất trồng lúa như sau:
Đất trồng lúa
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
2. Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.
Theo đó người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Ngoài ra còn có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp và người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất không tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Khoản tiền bảo vệ phải nộp để phát triển đất trồng lúa là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP quy định về việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp như sau:
Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai số tiền phải nộp, tương ứng với diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê và nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định.
Theo đó tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà có mức nộp khác nhau nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa.
Ngoài ra phải lập bản kê khai số tiền phải nộp để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa một cách chính xác để nộp vào ngân sách nhà nước.
Thời gian kê khai là bao lâu thì nhận được văn bản xác nhận số tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa phải nộp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5a Nghị định 35/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 62/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa khi chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp như sau:
Điều 5a. Quy định về thủ tục nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa khi chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp
…
2. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất lập bản kê khai diện tích đất chuyên trồng lúa nước được nhà nước giao, cho thuê theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi tới cơ quan tài nguyên và môi trường đề nghị xác định diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa.
a) Trường hợp bản kê khai không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan tài nguyên và môi trường phải hướng dẫn cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất bổ sung, hoàn thiện và nộp lại bản kê khai.
b) Trường hợp bản kê khai hợp lệ, trong 05 ngày làm việc, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.
Theo đó trong trường hợp bản kê khai không hợp lệ thì sau 03 ngày làm việc người kê khai sẽ được hướng dẫn, nếu bản kê khai hợp lệ thi người kê khai sẽ nhận được văn bản xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.
Trường hợp bản kê khai hợp lệ, trong 05 ngày làm việc, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa gửi đến người được nhà nước giao đất, cho thuê đất làm căn cứ để xác định số tiền phải nộp.
Lê Văn Tài
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất trồng lúa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?