Để là Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong công tác quản lý?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong công tác quản lý?
- Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định ra sao?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong công tác quản lý?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn đổi với thành viên Hội đồng quản lý như sau:
Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý
1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Có phẩm chất chính trị, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức tuân thủ pháp luật;
c) Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; kinh nghiệm tối thiểu từ 05 năm trở lên trong công tác quản lý hoặc công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của của đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý.
2. Chủ tịch Hội đồng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời đảm bảo độ tuổi để làm Chủ tịch Hội đồng ít nhất một nhiệm kỳ (đủ 60 tháng).
Theo đó, để là thành viên Hội đồng quản lý thì phải có kinh nghiệm tối thiểu từ 05 năm trở lên trong công tác quản lý hoặc công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị sự nghiệp công lập và có trình độ từ Đại học trở lên.
Ngoài yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm thì cá nhân còn phải đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:
(1) Có đủ năng lực hành vi dân sự;
(2) Có phẩm chất chính trị, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức tuân thủ pháp luật;
(3) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của của đơn vị sự nghiệp công lập;
(4) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý.
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải bao nhiêu năm kinh nghiệm trong công tác quản lý? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định về nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý như sau:
Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng và thành viên Hội đồng quản lý
1. Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, phê duyệt danh sách theo quy định pháp luật. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm gồm:
a) Tờ trình đề nghị bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý;
b) Sơ yếu lý lịch của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên (kèm theo các hồ sơ, tài liệu xác nhận về trình độ, sức khỏe theo quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật);
c) Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên, văn bản đồng ý tham gia Hội đồng quản lý của các thành viên không phải là người quản lý, viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Nghị quyết của Hội đồng quản lý đối với Đề án thành lập Hội đồng quản lý và phương án nhân sự của Hội đồng quản lý (đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã có Hội đồng quản lý).
2. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý là 05 năm và theo nhiệm kỳ của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp khác so với quy định trên thì do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ (10 năm) liên tiếp.
3. Cơ quan, tổ chức thẩm định việc thành lập Hội đồng quản lý quy định tại Điều 15 Thông tư này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quy định tại Điều 18 Thông tư này xem xét, quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng và phê duyệt danh sách các thành viên Hội đồng quản lý.
Theo quy định trên thì nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng sẽ gắn với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý là 05 năm.
Các thành viên Hội đồng quản lý có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ (10 năm) liên tiếp.
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 9 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT thì thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
(2) Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng nội dung và các vấn đề thảo luận ở Hội đồng quản lý.
(3) Góp ý kiến, biểu quyết về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
(4) Thực hiện bảo mật các thông tin được cung cấp theo quy định pháp luật.
(5) Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng phân công.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?