Đề xuất sửa đổi, bổ sung nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
- Đối tượng được áp dụng quy định về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp?
- Nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện hành là gì?
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Đối tượng được áp dụng quy định về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp?
Loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành được xem là trái phiếu doanh nghiệp theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-NHNN.
Đối tượng áp dụng quy định về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 Thông tư 16/2021/TT-NHNN bao gồm:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp quy định tại Thông tư 16/2021/TT-NHNN.
Đề xuất bổ sung nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài? (Hình ảnh từu Internet)
Nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện hành là gì?
Việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tác quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN:
Nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
1. Tổ chức tín dụng được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
2. Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức tín dụng mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải tuân thủ các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về góp vốn, mua cổ phần và các quy định của pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, các đối tượng khi tham gia mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải đảm bảo 13 nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-NHNN.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều và ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN Tải, đề xuất sửa đổi bổ sung một số điểm, khoản về nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp như sau:
- Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 6 như sau:
Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn. Tiêu chí xác định phương án khả thi và tiêu chí xác định doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn theo quy định nội bộ tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư này.”.
- Bổ sung điểm e khoản 6 như sau:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (bao gồm cả khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành) của doanh nghiệp phát hành không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành đã được kiểm toán tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp phát hành.”.
- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 8 như sau:
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại doanh nghiệp khác;”.
- Bổ sung điểm d khoản 8 như sau:
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư với doanh nghiệp khác;”.
- Bổ sung khoản 14, khoản 15 và khoản 16 như sau:
+ Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành và thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động tương ứng với giá trị trái phiếu theo các vòng quay vốn lưu động trong thời gian nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.
+ Khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích nhằm thực hiện bảo đảm nghĩa vụ, tổ chức tín dụng phải phong tỏa số tiền mua trái phiếu cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.
+ Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp cho doanh nghiệp phát hành, bên bán trái phiếu”.
Ngô Thị Hoàn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trái phiếu doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?