Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc thẩm quyền chấp thuận dự án đầu tư của Quốc hội là những dự án nào?
- Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc thẩm quyền chấp thuận dự án đầu tư của Quốc hội là những dự án nào?
- Hồ sơ đề nghị Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường phải được gửi cho cơ quan nào?
- Có bắt buộc đánh giá sơ bộ tác động môi trường khi thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường?
Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc thẩm quyền chấp thuận dự án đầu tư của Quốc hội là những dự án nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
1. Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
a) Nhà máy điện hạt nhân;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Theo đó, những dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội bao gồm:
(1) Nhà máy điện hạt nhân;
(2) Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đối với:
- Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên;
- Rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.
Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc thẩm quyền chấp thuận dự án đầu tư của Quốc hội là những dự án nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường phải được gửi cho cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội
1. Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 của Luật này được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định quy định tại Điều 33 của Luật này để trình Chính phủ.
4. Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.
Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định để trình Chính phủ.
Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
Có bắt buộc đánh giá sơ bộ tác động môi trường khi thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
...
3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);
b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;
c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);
đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
...
Như vậy, theo quy định trên thì đối với những dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường mà pháp luật có yêu cầu đánh giá sơ bộ tác động môi trường thì phải thực hiện khi thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đó.
Lưu ý: Đối với những dự án pháp luật không yêu cầu đánh giá sơ bộ tác động môi trường thì không cần phải thực hiện.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự án đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?