Hàng hóa bất động sản được phản ánh vào Tài khoản 1567 là những loại nào? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 1567 ra sao?
- Hàng hóa bất động sản được phản ánh vào Tài khoản 1567 là những loại nào?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản ra sao?
- Doanh nghiệp hạch toán bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp để bán theo phương pháp kê khai thường xuyên như thế nào?
Hàng hóa bất động sản được phản ánh vào Tài khoản 1567 là những loại nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 200/2014/TT-BTC về tài khoản 156 - Hàng hóa:
Tài khoản 156 - Hàng hóa
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 156 - Hàng hóa
...
Tài khoản 156 - Hàng hóa, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của hàng hóa mua vào và đã nhập kho (tính theo trị giá mua vào);
- Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được). Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi,... chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.
- Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp. Hàng hoá bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng mua để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường; Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán.
...
Như vậy, Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản: phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp.
Trong đó, hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp được phản ánh vào Tài khoản 1567 gồm:
- Quyền sử dụng đất;
- Nhà; hoặc
- Nhà và quyền sử dụng đất;
- Cơ sở hạ tầng mua để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường;
- Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán.
Hàng hóa bất động sản được phản ánh vào Tài khoản 1567 là những loại nào? (Hình từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản ra sao?
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản được quy định tại điểm c khoản 2 khoản 2 Điều 29 Thông tư 200/2014/TT-BTC về tài khoản 156 - Hàng hóa, cụ thể như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế hàng hoá bất động sản mua về để bán;
- Giá trị còn lại của bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho;
- Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán ghi tăng giá gốc hàng hoá bất động sản chờ bán.
Bên Có:
- Trị giá thực tế hàng hoá bất động sản bán trong kỳ;
- Trị giá thực tế hàng hoá bất động sản chuyển thành bất động sản đầu tư hoặc chuyển thành tài sản cố định.
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế hàng hoá bất động sản còn lại cuối kỳ.
Doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Doanh nghiệp hạch toán bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp để bán theo phương pháp kê khai thường xuyên như thế nào?
Theo quy định tại tiết 3.1.8 điểm 3.1 khoản 3 Điều 29 Thông tư 200/2014/TT-BTC về tài khoản 156 - Hàng hóa quy định cụ thể như sau:
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Đối với trường hợp bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp để bán:
- Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp bất động sản đầu tư để bán, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (TK 1567) (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ ((2147) - Số hao mòn lũy kế)
Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (nguyên giá).
- Khi phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 152, 334, 331,...
- Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, kết chuyển toàn bộ chi phí ghi tăng giá trị hàng hóa bất động sản, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (1567)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa bất động sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?