Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể nhập khẩu, xuất khẩu trong trường hợp nào?
- Thương nhân có thể nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong trường hợp nào?
- Thủ tục nhập khẩu hàng hóa hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
- Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Thương nhân có thể nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương
...
4. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật này; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
...
Căn cứ Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định:
Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh Mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi Tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh Mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ Mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
...
Theo đó, thương nhân có thể xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Lưu ý:
Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể nhập khẩu, xuất khẩu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thủ tục nhập khẩu hàng hóa hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định như sau:
Hồ sơ cấp giấy phép gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
Quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:
- Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
- Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
- Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
+ Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa xuất nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? Giao dịch trái phiếu được thanh toán qua hệ thống theo phương thức nào?
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?
- Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh dành lời khen tặng Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?