Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan mà bị hư hỏng toàn bộ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu không?
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan mà bị hư hỏng toàn bộ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu không?
- Thời gian giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định thế nào?
- Người khai hải quan có được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan không?
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan mà bị hư hỏng toàn bộ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu không?
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Giảm thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.
2. Thủ tục giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, theo quy định, trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan mà bị hư hỏng toàn bộ thì người nộp thuế không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 16 biểu mẫu về quản lý thuế với hàng xuất nhập khẩu mới nhất 2024 tải về
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan mà bị hư hỏng toàn bộ thì có phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu không? (Hình từ Internet)
Thời gian giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định thế nào?
Thời gian giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Hải quan 2014 như sau:
Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
...
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Như vậy, thời gian giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể như sau:
(1) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
(2) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.
Trường hợp phải kiểm tra thực tế thì hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.
Người khai hải quan có được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan không?
Việc thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Hải quan 2014 như sau:
Khai hải quan
...
b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.
6. Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Như vậy, người khai hải quan có thể thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan đối với hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa xuất nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?