Hình thức pháp luật là gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay bao gồm các loại văn bản nào?
Hình thức pháp luật là gì? 3 hình thức của pháp luật?
Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về khái niệm hình thức pháp luật là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu "hình thức của pháp luật" là phương thức phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền thông qua việc hợp pháp hóa trong các hoạt động làm luật và ban hành pháp luật.
Hình thức pháp luật (hay còn gọi là nguồn pháp luật) cũng là một trong những cách thức mà giai cấp cầm quyền dùng để thể hiện ý chí của mình thành những thể chế bắt buộc trong xã hội.
Pháp luật có 03 hình thức cơ bản gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Ba hình thức này cũng đồng thời là ba nguồn hình thức của pháp luật.
(1) Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Tập quán pháp được thừa nhận như một loại nguồn của pháp luật ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại các nước theo truyền thống Civil Law, tập quán pháp là loại nguồn quan trọng của pháp luật. Các nước theo truyền thống Common Law xem tập quán pháp là loại nguồn thứ ba bổ sung cho văn bản lập pháp và tiền lệ pháp. Tại Việt Nam, tập quán đã được thừa nhận và áp dụng tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Cụ thể: Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.
(2) Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật được nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự.
Theo Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
(3) Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Theo đó, văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình - thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Lưu ý: Nội dung mang tính chất tham khảo
Hình thức pháp luật là gì? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay bao gồm các loại văn bản nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay bao gồm?
Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định 26 loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam như sau:
(1) Hiến pháp của Quốc hội;
(2) Bộ luật của Quốc hội;
(3) Luật của Quốc hội;
(4) Nghị quyết của Quốc hội;
(5) Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
(6) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
(7) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(8) Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(9) Lệnh của Chủ tịch nước;
(10) Quyết định của Chủ tịch nước;
(11) Nghị định của Chính phủ;
(12) Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
(13) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
(14) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(15) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
(16) Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
(17) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
(18) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
(19) Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
(20) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
(21) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
(22) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
(23) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện;
(24) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(25) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã;
(26) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
06 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có 6 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam bao gồm:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?