Hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện như thế nào?
- Khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán là một hoạt động bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán đúng không?
- Hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện như thế nào?
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có được cấm thực hiện một số hoạt động về chứng khoán trong hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán không?
Khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán là một hoạt động bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán đúng không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán
1. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;
b) Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;
c) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
d) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
...
Theo đó, biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán và một số biện pháp theo quy định.
Như vậy, hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán được xem là một hoạt động bảo đảm an toàn thị trường chứng khoán.
Hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 302 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán
1. Hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán bao gồm:
a) Phát hiện, xác định sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;
b) Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán;
c) Thực hiện các biện pháp nhằm giới hạn phạm vi ảnh hưởng, hạn chế thiệt hại do sự cố gây ra;
d) Triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán theo các cấp độ ảnh hưởng: toàn thị trường hoặc toàn bộ hoạt động, phần lớn thị trường hoặc phần lớn hoạt động, một phần thị trường hoặc một phần hoạt động;
đ) Xác minh nguyên nhân, xử lý hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán được thực hiện như sau:
(1) Phát hiện, xác định sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;
(2) Xác minh, phân tích, đánh giá, phân loại sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán;
(3) Thực hiện các biện pháp nhằm giới hạn phạm vi ảnh hưởng, hạn chế thiệt hại do sự cố gây ra;
(4) Triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động thị trường chứng khoán theo các cấp độ ảnh hưởng: toàn thị trường hoặc toàn bộ hoạt động, phần lớn thị trường hoặc phần lớn hoạt động, một phần thị trường hoặc một phần hoạt động;
(5) Xác minh nguyên nhân, xử lý hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có được cấm thực hiện một số hoạt động về chứng khoán trong hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 302 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán
...
3. Trong hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thực hiện các biện pháp sau:
a) Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
b) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở, thị trường chứng khoán phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán;
c) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán thay đổi giờ mở cửa giao dịch, thu hẹp biên độ dao động giá, ngắt mạch thị trường đối với các giao dịch khớp lệnh liên tục hoặc các biện pháp kỹ thuật khác;
đ) Thực hiện các biện pháp kiểm soát, hạn chế hoặc cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn theo quy định pháp luật;
e) Các biện pháp cần thiết khác sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được cấm thực hiện một số hoạt động về chứng khoán có thời hạn trong hoạt động khắc phục sự cố ảnh hưởng đến an toàn thị trường chứng khoán.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thị trường chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?