Hợp đồng có điều kiện là gì? Khi nào Hợp đồng có điều kiện bị vô hiệu theo quy định hiện hành?
Hợp đồng có điều kiện là gì?
Các loại hợp đồng dân sự chủ yếu được quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Như vậy, Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Hợp đồng có điều kiện là gì? Khi nào Hợp đồng có điều kiện bị vô hiệu theo quy định hiện hành? (hình từ internet)
Phụ lục của Hợp đồng có điều kiện có giá trị tương đương với hợp đồng đúng không?
Phụ lục của Hợp đồng có điều kiện được quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Theo quy định này thì Hợp đồng có điều kiện có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Khi nào Hợp đồng có điều kiện bị vô hiệu theo quy định hiện hành?
Hợp đồng vô hiệu được quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Theo đó, Hợp đồng dân sự nói chung và Hợp đồng có điều kiện nói riêng bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015;
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015;
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015;
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015;
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015;
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015;
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015;
- Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015;
- Hậu quả pháp lý của Hợp đồng dân sự vô hiệu Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015;
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng dân sự vô hiệu Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015;
- Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi Hợp đồng dân sự vô hiệu Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015.
Lưu ý: Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng có điều kiện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?