Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực khi nào trong trường hợp bất động sản tặng cho không phải đăng ký quyền sở hữu?
- Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực khi nào trong trường hợp bất động sản tặng cho không phải đăng ký quyền sở hữu?
- Bên tặng cho bất động sản có thể yêu cầu bên nhận tặng cho thực hiện một số nghĩa vụ sau khi nhân tặng cho hay không?
- Bên tặng cho bất động sản có phải thông báo cho bên được tặng cho về khuyết tật của bất động sản tặng cho không?
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực khi nào trong trường hợp bất động sản tặng cho không phải đăng ký quyền sở hữu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tặng cho bất động sản như sau:
Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, theo quy định này, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Theo đó thì hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký và nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 về bất động sản và động sản như sau:
Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Theo quy định nêu trên, tài sản là bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu sẽ có thể là các loại tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng hoặc các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản trong trường hợp bất động sản tặng cho không phải đăng ký quyền sở hữu.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực khi nào trong trường hợp bất động sản tặng cho không phải đăng ký quyền sở hữu? (Hình từ Internet).
Bên tặng cho bất động sản có thể yêu cầu bên nhận tặng cho thực hiện một số nghĩa vụ sau khi nhân tặng cho hay không?
Theo quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tặng cho tài sản có điều kiện như sau:
Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện có quy định, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, bên tặng cho bất động sản có quyền yêu cầu bên nhận tặng cho thực hiện một số nghĩa vụ sau khi nhận tặng cho tài sản.
Bên tặng cho bất động sản có phải thông báo cho bên được tặng cho về khuyết tật của bất động sản tặng cho không?
Căn cứ theo Điều 461 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho cụ thể như sau:
Thông báo khuyết tật tài sản tặng cho
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, theo quy định về thông báo khuyết tật tài sản hàng hóa tặng cho nêu trên thì bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho.
Do đó, bên tặng cho bất động sản phải thông báo cho bên được tặng cho về khuyết tật của bất động sản tặng cho.
Nếu bên tặng cho biết bất động sản tặng cho có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho.
Và, nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bất động sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?