Hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là gì? Có phải là tổ chức quản lý chợ không?
Hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là gì?
Khái niệm "Hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ" được quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là chợ được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, kế hoạch phát triển có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của người dân.
2. Phạm vi chợ là khu vực được xác định dành cho hoạt động chợ, bao gồm: diện tích để bố trí các điểm kinh doanh; nhà điều hành; giao thông nội bộ; khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, khu vệ sinh, kho hàng, khu thu gom xử lý rác thải, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác).
....
13. Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
14. Hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
15. Cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ).
16. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ (bao gồm đất và tài sản gắn liền với đất) do Nhà nước đầu tư, quản lý bao gồm:
Nhà lồng chợ và các công trình có mái che, nhà điều hành của tổ chức quản lý chợ trong phạm vi chợ, khu vệ sinh, kho chứa hàng, bãi để xe, khu thu gom rác, xử lý rác, phòng bảo vệ, không gian tín ngưỡng (nếu có) và kho lạnh (nếu có);
Hệ thống kỹ thuật bao gồm: hệ thống công trình giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống thông tin, hệ thống camera quan sát, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thu gom rác thải;
Các công trình khác trong phạm vi chợ.
Theo đó, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
Hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là gì? Có phải là tổ chức quản lý chợ không? (Hình từ Internet)
Hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là tổ chức quản lý chợ đúng không?
Tổ chức quản lý chợ được quy định tại Điều 8 Nghị định 60/2024/NĐ-CP như sau:
Tổ chức quản lý chợ
Tổ chức quản lý chợ bao gồm: chủ đầu tư xây dựng chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ; tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này; tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này.
Theo đó, tổ chức quản lý chợ bao gồm:
- Chủ đầu tư xây dựng chợ;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ;
- Tổ chức được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ;
- Tổ chức thực hiện việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
Như vậy, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ là một trong những tổ chức có thẩm quyền quản lý chợ.
09 quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ là gì?
09 quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ được quy định tại Điều 9 Nghị định 60/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, triển khai việc quản lý chợ và các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
(2) Thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chợ theo quy định; đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm và đo lường trong phạm vi chợ, các khu vực kinh doanh.
(3) Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các hành vi vi phạm Nội quy chợ theo thẩm quyền.
(4) Ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
(5) Phổ biến, thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan cho thương nhân kinh doanh tại chợ.
(6) Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
(7) Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của chợ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(8) Duy trì hoạt động chợ nhằm bảo đảm hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện bình thường cũng như theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
(9) Ngoài các nghĩa vụ nêu trên, tổ chức quản lý chợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, Điều 24 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, Điều 25 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?