Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì? Chỉ được tiến hành khám nơi cất giấu trong trường hợp nào?
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì?
Theo khoản 6 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thì khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp này.
Từ quy định tại các Điều 120 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều Điều 121 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải tuân thủ các quy định pháp luật về chủ thể có thẩm quyền, căn cứ tiến hành, thủ tục tiến hành,…
Người ra quyết định áp dụng biện pháp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đảm bảo quyết định phải đúng pháp luật.
Đồng thời, phải tuân theo quy định pháp luật trong các trường hợp sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Việc quy định những nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính đúng đắn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân khi bị khám nơi ở, địa điểm làm việc,.. bên cạnh đó tránh việc làm quyền của các cá nhân có thẩm quyền.
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là gì? (Hình từ Internet)
Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc về những người sau đây:
(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
(2) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính;
- Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế;
- Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
(3) Trưởng Công an cấp huyện;
- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;
- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;
- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;
- Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm:
+ Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
+ Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội,
+ Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu,
+ Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy,
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông,
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt,
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ,
+ Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy,
+ Trưởng phòng Cảnh sát cơ động,
+ Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ,
+ Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp,
+ Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường,
+ Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ,
+ Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh,
+ Trưởng phòng An ninh kinh tế,
+ Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
(4) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
(5) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm;
- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng;
- Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
(6) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan;
- Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
(7) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;
- Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
(8) Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
(9) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển;
Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
(10) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
(11) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Lưu ý: Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải đảm bảo một số điều kiện sau đây:
- Phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến.
Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và ít nhất 01 người chứng kiến.
- Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm.
Theo quy định pháp luật thì giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Tuy nhiên, việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm vẫn có thể được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản.
Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.
Tham khảo các mẫu Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biên bản khám nơi cất giấu:
- Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Mẫu MQĐ27 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP). TẢI VỀ
- Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở (Mẫu MQĐ28 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP). TẢI VỀ
- Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. (Mẫu MBB25 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP). TẢI VỀ
Những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nào bắt buộc phải tịch thu?
Căn cứ khoản 6 Điều 5 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định, trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì phải tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Đối với các trường hợp khác, việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có một trong các căn cứ sau đây:
(1) Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng;
(2) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?